Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam: Giải pháp cho thị trường của tương lai

Nhà nghiên cứu thị trường uy tín McKinsey đã đưa ra những phân tích, đánh giá của mình trong thời gian nghiên cứu, khảo sát, theo dõi thị trường tại Việt Nam. Đây có thể là những thông tin bổ ích đối với cả doanh nghiệp Việt Nam trong nỗ lực đưa sản phẩm thương hiệu Việt đến với người tiêu dùng trong nước.

Phát triển nhanh, thị trường tiêu dùng Việt Nam trở nên hấp dẫn. McKinsey phát hiện: Hiện nay, các nhà bán lẻ không đủ sức cung ứng cho thị trường trẻ nhất châu Á này. Vì sao lại thế?

Một Việt Nam mới đang khởi sắc
 
Vào những năm 1980, Việt Nam bắt đầu nền kinh tế mở trong thời kì đổi mới. Năm 1994, tổng thống Mỹ Clinton dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, ngay sau đó doanh nghiệp các nước bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam.

Một mốc thời điểm đáng nhớ là năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đúng lúc đang xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nước này đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng với mức tăng trưởng 5% vào năm 2009. Đến năm 2010, có lẽ con số tăng trưởng sẽ còn tăng hơn mức đó.

Đối với các nhà bán lẻ và các công ty sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, bởi kinh tế phát triển mạnh mẽ, ổn định và số lao động mới tham gia thị trường tăng thêm 1 triệu người mỗi năm. Một yếu tố quan trọng nữa là tầng lớp trung lưu phát triển nhanh, từ 7 triệu hộ dân năm 2003 và dự báo sẽ tăng lên gần 25 triệu hộ vào năm 2013. Tỉ lệ người biết chữ là 92,5%, số sinh viên học tại trường đại học, cao đẳng tăng lên gần gấp đôi từ năm 2003-2008. Việt Nam có nhiều thành phố nhỏ, nhưng mở rộng nhanh như thành phố Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hồ Chí Minh và Nha Trang.

 6 thành phố chiếm 40% doanh số toàn quốc
 6 thành phố chiếm 40% doanh số toàn quốc


Chính phủ Việt Nam ước tính con số bán lẻ đạt tới 39,1 tỉ USD vào năm 2009, cao gần gấp đôi so với 5 năm trước đây. Doanh số bán lẻ trên đầu người đạt 450 USD và đây vẫn là một trong nước có mức chi tiêu cho tiêu dùng thấp nhất châu Á.

Tuy nhiên, để mở cửa hàng kinh doanh ở nước này không dễ dàng gì bởi thị trường Việt Nam bị phân chia nhỏ và khó tiếp cận. Mặc dù nhiều nhà bán lẻ sở hữu 100% vốn nước ngoài có thể đăng kí giấy phép hoạt động dễ dàng, nhưng thông thường chỉ mở được một cửa hàng. Vì để mở rộng hơn nữa quy mô dự án kinh doanh ở Việt Nam, chính phủ sẽ phải tìm hiểu rõ mức tác động tới nền kinh tế của dự án đó. Những quy định trên là hợp pháp và thông thường đúng với quy định của tổ chức WTO.

Hiểu khách hàng của mình

Cũng như những công dân nước khác, người tiêu dùng Việt Nam muốn sử dụng những sản phẩm tốt, đáng tin cậy giúp nâng cao mức sống. Tuy nhiên, điều làm Việt Nam khác biệt lại là “bước nhảy cóc” - Theo lời của ông Marijn van Tiggelen, chủ tịch của công ty Unilever Việt Nam. Điều đó thể hiện nhu cầu tăng nhanh của người tiêu dùng.

Hiện nay số người mua các sản phẩm tinh xảo, cao cấp ngày càng nhiều. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, phụ nữ thành phố ở độ tuổi từ 20-45 tiêu tốn 18% trong tổng thu nhập hàng tháng vào quần áo.

Bộ Công nghiệp và Thương mại dự đoán, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của “phái đẹp” sẽ còn tăng lên 15% trong tương lai gần. Jean-Yves Romagnani, trưởng văn phòng đại diện nhà phân phối hàng cao cấp hàng đầu ở Việt Nam với các thương hiệu như Hermès và Kenzo cho biết thị trường ở đây dù nhỏ, nhưng tăng lên đáng kể.
 6 thành phố chiếm 40% doanh số toàn quốc
 6 thành phố chiếm 40% doanh số toàn quốc


Marketing kĩ thuật số sẽ phát triển mạnh

Năm 2009, Tổng cục thống kê Việt Nam ước tính có khoảng 5 triệu hộ gia đình thuê bao Internet và 18 triệu người sử dụng Internet. Trong giai đoạn đầu phát triển kĩ thuật số, đây là những con số ấn tượng. Và Cục thống kê cũng cho biết con số này còn cao hơn nữa trong những năm tới. Theo thống kê vào năm 2009, hơn nửa số dân trong 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM “lên mạng” trung bình 2 giờ mỗi ngày.

Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam kinh phí dành cho marketing kĩ thuật số còn rất thấp, chỉ 15 triệu USD, theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo. Bà Hoàng Mai Hương, giám đốc một đại lý cho chi nhánh của tập đoàn Saatchi & Saatchi cho biết “TV vẫn còn là phương tiện thống lĩnh ở đây, bởi vì phụ nữ là người ra quyết định trong gia đình và dùng hầu hết thời gian xem TV”.

Trong một khảo sát gần đây tại những thị trường đang nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia, McKinsey cho biết tốc độ phát triển kĩ thuật số có thể biến đổi rất nhanh, đặc biệt là trong giới trẻ. Vì thế các doanh nghiệp nói chung, và những doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng không nên thờ ơ với Marketing kĩ thuật số.

Cho dù chọn lựa kênh truyền thông nào đi chăng nữa, các doanh nghiệp cũng nên biết rằng gần như tất cả người Việt đều biết đọc, biết viết. Đi vào quầy tạp phẩm, đa phần người mua hàng đọc thông tin trên nhãn mác sản phẩm trước khi quyết định mua chúng. Để xây dựng thương hiệu cho mình, các doanh nghiệp nên đưa thông tin chính xác và thu hút người tiêu dùng, thông tin càng cụ thể càng tốt.

Hãy biến vấn đề thành cơ hội kinh doanh

Metro Cash & Carry là công ty toàn cầu kinh doanh thực phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác, chuyên phân phối cho các cửa hàng và đại lý. Tại Việt Nam, hãng này có tới 9 cửa hàng, mỗi cửa hàng tiêu thụ hàng chục mặt hàng trong tổng số hàng ngàn mặt hàng của Metro Cash & Carry và thuê 250 nhân công làm việc cho mình.

Hãy học từ kinh nghiệm của hãng này, khi Metro đã gây dựng kinh doanh thành công, hỗ trợ các nhà phân phối ở Việt Nam và đóng vai trò chức năng quan trọng trong xã hội. Bắt đầu từ vấn đề an toàn thực phẩm đang nổi cộm ở Việt Nam: Mỗi năm ở nước này có gần 3 triệu trường hợp bị ngộ độc thực phẩm.

Vì vậy, mọi người đều có lý do chính đáng khi lo lắng về thực phẩm kém vệ sinh, an toàn trên đường phố hay trên gánh của những người bán rong và cả trong những khu chợ ẩm thấp. Ngay từ đầu năm 2010, cơ quan về an toàn thực phẩm của nhà nước đã báo cáo, 2000 đoàn kiểm tra đã rà soát 47000 doanh nghiệp và phát hiện 13000 trường hợp vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết vừa qua.

Theo đó, Metro Cash & Carry lấy tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm là phần cốt lõi trong kinh doanh. Và đó cũng là yếu tố mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất tại Việt Nam. Kể từ năm 2002, Metro đã đào tạo phương pháp về an toàn thực phẩm cho gần 19.000 nông dân Việt Nam và người đánh bắt cá. Đây là một phần trong hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm. Các nhà sản xuất trong nước không những phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cho nhà phân phối Metro, mà còn được tiếp cận với thị trường nước ngoài. Metro Cash & Carry đã thành công tại Việt Nam và dự kiến tăng cường hoạt động kinh doanh tại đây.

Tư duy sáng tạo trong phân phối

Phần lớn vùng nông thôn Việt Nam trải dài từ Bắc tới Nam, mà các vấn đề về cơ sở hạ tầng là một thách thức lớn. Ở những nơi này, các gian hàng tự phục vụ lớn, thông thường nằm trong chuỗi cung ứng hàng hóa, trái ngược với những khu chợ ẩm thấp hoặc những kiểu cửa hàng “mom and pop” (những cửa hàng tạp hóa nhỏ kiểu kinh doanh gia đình), đang mọc lên như nấm ở hơn 400 địa điểm.

Mặc dù vậy, những loại hình cửa hàng kinh doanh này chỉ chiếm 10%  trong tổng số hàng hóa bán lẻ. Những doanh nghiệp nào chờ đợi ở một thị trường tiêu dùng Việt Nam phát triển hơn thì sẽ bỏ lỡ những khách hàng trung thành và thị phần. Cho đến nay, bằng cách nào nhiều nhà bán lẻ lại tiếp cận được với người tiêu dùng trong thị trường phân tán và bị chia cắt này?

Unilever đã phát triển hệ thống phân phối độc quyền của mình ở mọi ngóc ngách trong 63 tỉnh và thành phố của Việt Nam. CEO của hãng Diana, một trong những công ty hàng đầu về sản phẩm tiêu dùng, cho rằng: “Nếu muốn là nhà phân phối thành công hàng tiêu dùng ở Việt Nam, hãy học Unilever”.  

Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Và không có lý do gì để nói rằng nền kinh tế nước này sẽ phát triển chậm lại. Cơ sở hạ tầng của nước này đang được cải thiện đáng kể và việc kinh doanh có tiến bộ đáng kể. Với dân số trẻ nhất Đông Nam Á và việc nắm bắt công nghệ hiện đại nhanh nhạy đã biến Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn. Nhưng điều đó không có nghĩa là thâm nhập vào thị trường này dễ dàng.

Minh Anh (Theo McKinsey)//BeeNet

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Tránh những cú sốc không đáng có
  • Giá thóc gạo có thể tăng 7% trong thời gian tới
  • Lại bài toán vùng nguyên liệu
  • Doanh nghiệp nhập khẩu ôtô chùn tay
  • ICO dự báo giá cà phê sẽ giảm
  • ICO dự báo sản lượng cà phê của Braxin vụ 2010/11 đạt 47 triệu bao
  • Nhiều mặt hàng sẽ tăng giá trong tháng 9
  • Vận hành hệ thống cảnh báo sớm kiện bán phá giá: "Làm chuồng chưa muộn"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo