Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam và xung đột thương mại Mỹ - Trung

Vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã tuyên bố áp dụng mức thuế mới đối với sản phẩm pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc. Quyết định này của phía Mỹ, theo nhiều nhà phân tích, sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại giữa hai siêu cường Mỹ - Trung.

Chắc chắn rằng nếu chiến tranh xảy ra, thì Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Liệu điều này sẽ mang lại những cơ hội mới hay sẽ trở thành mối đe dọa cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động hiện nay?

Khi căng thẳng khó có thể dung hòa

Ngày 18/5/2012, Bộ Thương mại Mỹ đưa ra mức thuế 31% đến 250% đối với mặt hàng pin mặt trời có xuất xứ Trung Quốc. Được biết, trước đó, vào ngày 20/3/2012, Mỹ cũng đã áp dụng mức thuế 2,9% đến 4,9% đối với các sản phẩm pin mặt trời và linh kiện được lắp ráp từ pin mặt trời của Trung Quốc.

Mức thuế mới trên của Bộ Thương mại Mỹ đưa ra đã gây thiệt hại trực tiếp cho hàng loạt nhà sản xuất của Trung Quốc: 61 công ty chịu mức thuế 31%, một số khác phải chịu mức thuế "khủng" 250%. Phía Trung Quốc phản đối mạnh mẽ hành động này của Mỹ như hình thức bảo hộ thương mại. Ông Andrew Beebe, Giám đốc thương mại Suntech Power - 1 công ty sản xuất pin mặt trời của Trung Quốc bị đưa vào "danh sách đen" - chỉ trích "Lệnh áp thuế này không phản ánh đúng sự thật về ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đang có tính cạnh tranh cao".

Căng thẳng giữa hai nước liên tục leo thang do hàng loạt va chạm thương mại trong thời gian vừa qua. Bắt đầu từ việc Mỹ bất ngờ nâng mức thuế từ 4% lên 35% đối với sản phẩm lốp xe của Trung Quốc vào tháng 9/2009. Đáp trả lại hành động này, tháng 10/2009, Trung Quốc áp mức thuế 36% đối với mặt hàng nilon của Mỹ. Từ đó về sau, Mỹ và Trung Quốc liên tục "ăn miếng trả miếng" trong nhiều ngành xuất nhập khẩu như thép, giấy, muối, đất hiếm, điện gió,...

Sự kiện tranh chấp thương mại về  pin mặt trời mới đây chẳng qua cũng chỉ là  "giọt nước tràn ly" một khi quan hệ thương mại 2 nước đã tồn tại quá nhiều mâu thuẫn không thể dung hòa. Nếu như không có những sự chuyển biến mới trong hợp tác kinh tế song phương, thì giả định 1 cuộc chiến tranh thương mại giữa Bắc Kinh và Washington sẽ sớm trở thành hiện thực. Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung xảy ra, trước hết sẽ mang đến thiệt hại cho cả 2 bên, sau đó là kéo theo những ảnh hưởng khôn lường đối với những nền kinh tế khác trên thế giới, Việt Nam cũng không là ngoại lệ trong số đó. Vậy, Việt Nam sẽ được gì và mất gì trong cuộc chiến này?

Việt Nam giữa vòng xoáy

Theo nghĩa cổ điển, chiến tranh thương mại là hành vi hai quốc gia lập các hàng rào thương mại chống lại nhau theo một cái vòng luẩn quẩn của chủ nghĩa bảo hộ và trả đũa. Như vậy, nếu chiến tranh thương mại xảy ra, hàng loạt công cụ như áp dụng thuế bán phá giá, trợ cấp thương mại trong nước, "cấm vận" hàng hóa,... sẽ được hai nước sử dụng triệt để.

Hiểu một cách thông thường, việc Mỹ hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ là cơ hội để Việt Nam thâm nhập thị trường đầy triển vọng này. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Mỹ đang có xu hướng quan tâm hơn đến các thị trường tiềm năng ở châu Á. Đặc biệt, với thế mạnh về nông sản, việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi sự phụ thuộc vào thị trường truyền thống.

Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không dễ  dàng "khoanh tay đứng nhìn". Mất đi một thị trường xuất khẩu khổng lồ và tiềm năng như Mỹ sẽ đem lại tổn thất nặng nề cho kinh tế Trung Quốc. Do đó, nếu không thể xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ, rất có thể Trung Quốc có thể sẽ tuồn lượng hàng hóa đó sang Việt Nam. Một mặt có thể thanh lí được lượng hàng hóa dư thừa, mặt khác có thể mượn danh Việt Nam để "tạm nhập tái xuất", mượn uy tín của xuất khẩu Việt Nam để xuất hàng kém chất lượng sang thị trường Mỹ.

Như vụ việc sản phẩm tháp điện gió xuất khẩu của Việt Nam bị Mỹ tố cáo bán phá giá là một ví dụ. Cuối năm 2011, mặt hàng tháp điện gió của Trung Quốc và Việt Nam đã bị 4 công ty chuyên sản xuất pin mặt trời của Mỹ khởi kiện vì bán phá giá, riêng Việt Nam bị cáo buộc phá giá với biên độ 59,1%.

Tuy nhiên sau khi điều tra, kết luận được đưa ra là do một doanh nghiệp Việt Nam hám lợi, mua đồ rẻ của Trung Quốc rồi dán mác Việt Nam và bán sang Mỹ.

Không chỉ thiệt hại về kinh tế, việc một số doanh nghiệp Việt Nam tiếp tay cho phía Trung Quốc "mượn" uy tín của xuất khẩu Việt Nam để đưa hàng sang các thị trường khác sẽ khiến cho uy tín hàng xuất khẩu Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng và việc bị trừng phạt "oan"  như vụ tháp điện gió vừa rồi có thể sẽ tái diễn với các thị trường khác. Lúc đó, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó lòng mà đứng vững trên trường quốc tế.

Bên cạnh việc "lợi dụng" Việt Nam làm "sân sau" cho mình, việc Việt Nam "chuyển hướng" sẽ đem đến nhiều nguy cơ khác cho Việt Nam. Khi mà sự bất đối xứng thương mại Việt - Trung là hết sức nghiêm trọng cả về lượng, chất, thì Việt Nam luôn đứng trước những nguy cơ mà thiệt hại sẽ khó có thể lường trước được.

Giữa cuộc "tranh hùng" Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam đang lâm vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Do đó, với bất cứ một động thái bất cẩn nào, Việt Nam sẽ phải "trả giá" và chịu thiệt hại vô cùng nặng nề, "mất" nhiều hơn "được".
------------------------
Tác giả: Thành Công - Mỹ Vân // Nguồn: VEF
 

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Tháng 6 xuất siêu trở lại: Cơ hội không chỉ từ con số
  • Thái Lan với chiến lược chiếm lĩnh thị trường gạo thế giới
  • Vì sao thị trường bán lẻ Việt Nam liên tục “rớt hạng”
  • Bảo hộ mậu dịch gia tăng: Vấn nạn kinh tế mới
  • Việt Nam “mất hút” trên bảng xếp hạng thị trường bán lẻ hấp dẫn
  • Bộ Y tế đang quản lý giá thuốc thế nào?
  • Đâu là hiệu quả thực sự của chương trình bình ổn giá?
  • Chống bán phá giá: 10 năm thách thức của Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo