Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xăng dầu "made in Việt Nam" và nhập khẩu: Không thể có chính sách hai giá

Ông Đinh Văn Ngọc

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã chính thức hoạt động. Nhưng nhiều người vẫn băn khoăn: xăng dầu sản xuất trong nước sao giá không thấp hơn giá nhập khẩu? Chất lượng xăng trong nước được kiểm soát ra sao?

Trao đổi với báo giới, ông Đinh Văn Ngọc, Phó trưởng ban Quản lý dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, cho biết giá xăng dầu "made in Việt Nam" sẽ không thấp hơn giá xăng dầu nhập khẩu.

Ông nói:

- Quy trình kiểm soát chất lượng của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tôi xin khẳng định có công nghệ hàng đầu châu Á. Công nghệ này cứ nửa phút sẽ kiểm tra quá trình pha trộn một lần và thông tin đến các kỹ thuật viên điều hành thay vì vài giờ một lần với các công nghệ cũ. Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lường chất lượng đã phân tích và kiểm chứng các sản phẩm của Dung Quất đạt tiêu chuẩn Việt Nam.

Thưa ông, tiêu chuẩn Việt Nam so với tiêu chuẩn thế giới có chênh lệch thế nào? Tại sao ta chọn tiêu chuẩn đó?

Hiện chúng ta đang dùng dầu thô từ Bạch Hổ để cung cấp cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Mà dầu từ mỏ Bạch Hổ đắt bậc nhất thế giới vì có đặc điểm chứa lượng lưu huỳnh rất thấp, giúp bớt sinh các loại khí khá độc hại như SO2 và SO3 khi đốt cháy.

Vì vậy, một số sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ đạt tiêu chuẩn chất lượng khí thải Euro 3. Còn lại đều đạt tiêu chuẩn Euro 2, tất nhiên là không sánh được với tiêu chuẩn Euro 4 mà các nước phát triển đang áp dụng, nhưng đây vẫn là tiêu chuẩn đại đa số các quốc gia đang áp dụng.

Nhiều người dân đang băn khoăn là tại sao mất tới 3 tỉ USD đầu tư nhưng có nhà máy lọc dầu rồi, giá xăng dầu “made in Việt Nam” vẫn không được bán thấp hơn giá xăng dầu nhập khẩu?

Có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chỉ đáp ứng 33% nhu cầu xăng dầu trong nước nên phải tuân theo điều hành vĩ mô về giá của Chính phủ, không thể trong một nước để cùng tồn tại hai mức giá.

Thứ hai, do giá dầu thô Bạch Hổ (Việt Nam và Nga liên doanh khai thác) sẽ được bán cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tương đương giá xuất khẩu cùng thời điểm, nên cấu thành đầu vào của nhà máy không rẻ hơn.

Thứ ba, đoạn đường vận chuyển dầu thô từ biển vào Dung Quất tương đối xa, vận tải xăng dầu đã qua chế biến từ Quảng Ngãi đi các thị trường tiêu thụ, đặc biệt là Hà Nội và Tp.HCM cũng không kém bao nhiêu so với nhập từ Singapore về Việt Nam nên chi phí vận tải không thay đổi lớn.

Ngoài ra, các nhà máy mới đi vào hoạt động thì chi phí khấu hao thường lớn. Chỉ sau khi khấu hao xong, chính sách giá mới có thể linh hoạt. Đây chính là các lý do khiến giá xăng dầu từ Dung Quất khó rẻ hơn giá nhập khẩu và chúng tôi chưa có phương án giảm giá.

Tất nhiên, xăng dầu chế biến trong nước không phải chịu thuế nhập khẩu và có một số ưu thế khác nên về nguyên lý, giá có thể thấp hơn. Tùy tình hình, Chính phủ có quyền điều tiết giá xăng dầu từ nhà máy, có thể là thấp hơn giá thị trường để thực thi một chính sách, mục tiêu nào đó.

Vậy người dân có lợi gì từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất? Chênh lệch, lợi nhuận từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ được xử lý thế nào?

Bộ Tài chính đã ra thông tư hướng dẫn khoản chênh lệch sẽ được đưa vào ngân sách. Nhà máy cũng phải nộp thuế nên ngân sách tăng thêm do doanh thu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Chính phủ sẽ có thêm nguồn chi cho các mục tiêu tái đầu tư, chi an sinh xã hội... Nên chắc chắn người dân sẽ được hưởng lợi, không trực tiếp thì gián tiếp từ nhà máy.

Tuy nhiên, trước mắt khi nhà máy đang chạy thử, trước khi bàn giao nhà máy cho Công ty Bình Sơn quản lý, tỉnh Quảng Ngãi đang đề nghị Chính phủ cho trích lại khoản lợi nhuận để tỉnh đầu tư một số công trình. Việc này sẽ do Chính phủ quyết định.

Khi nào sản phẩm xăng dầu đầu tiên của nhà máy sẽ chính thức được bán ra thị trường, thưa ông?

Việc phân phối sản phẩm xăng dầu Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được giao cho Tổng công ty Dầu trực thuộc Tập đoàn Dầu khí (Petro Việt Nam). Do đó, thời điểm nào chính thức bán sản phẩm xăng dầu đầu tiên ra thị trường sẽ do đơn vị này quyết định.

Nhiều công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối đang lo ngại hình thức phân phối xăng dầu từ Dung Quất đang được Petro Việt Nam ưu tiên cho “người nhà”?

Trong thời điểm 2009, khi sản lượng xăng dầu chưa lớn vì vẫn phải chạy thử, chúng tôi sẽ cung cấp cho Tổng công ty Dầu. Tuy nhiên, từ 2010, chắc chắn sẽ áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh để tất cả các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối đều được tham gia.

Cơ chế này sẽ đảm bảo công ty nào bỏ giá cao nhất sẽ mua được hàng, đem lại hiệu quả cao nhất về doanh thu cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Chúng tôi xin khẳng định tất cả hình thức vận hành, phân phối sản phẩm của nhà máy sẽ đặt lợi ích người dân lên trên quyền lợi doanh nghiệp.

Đã có chủ trương cổ phần hóa Nhà máy Lọc dầu Dung Quất để thu hồi vốn. Vậy tỉ lệ cổ phần nhà nước sẽ bán là bao nhiêu và bao giờ tiến hành?

Chính phủ đã đồng ý về mặt nguyên tắc sẽ cổ phần hóa Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Hiện chúng tôi đang tìm các đối tác nhưng kết quả chưa rõ ràng. Lý do là các đối tác cũng phải đợi nhà máy đi vào vận hành, thanh quyết toán xong rồi tính toán hiệu quả kinh tế, chính sách ưu đãi của Chính phủ ra sao mới đầu tư.

Ngoài ra còn một hạng mục rất tốn thời gian khi cổ phẩn hóa là định giá nhà máy. Việc định giá Vietcombank đã mất 8-9 năm, định giá Nhà máy Lọc dầu Dung Quất càng không đơn giản vì giá khi chúng ta bắt đầu xây dựng năm 2005 với giá vật liệu giai đoạn hoàn thiện rất khác nhau. Nếu theo giá hiện hành có thể mất tới 4-5 tỉ USD mới làm được.

Nên nếu làm nhanh, phải hai năm sau Nhà máy Lọc dầu Dung Quất mới có thể cổ phần hóa. Vì nhà máy có vai trò quan trọng trong an ninh năng lượng nên chắc chắn tỉ lệ cổ phần được bán cao nhất cũng chỉ 49%.

* Chưa có giá cụ thể

Tập đoàn Dầu khí đã trình phương án tài chính Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Chính phủ mới duyệt khung, yêu cầu giá xăng dầu từ nhà máy sẽ đảm bảo tính cạnh tranh, thị trường. Còn công thức để tính giá, giá cụ thể là bao nhiêu, Chính phủ giao Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Tập đoàn Dầu khí soạn thảo, trình Chính phủ quyết. Hiện Tập đoàn Dầu khí đang tích cực hoàn thành.

Cầm Văn Kình (Tuổi Trẻ)

( Theo VnEconomy )

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • DN không kịp trở tay
  • Thặng dư thương mại - dấu hiệu tốt cho kinh tế Việt Nam năm 2009
  • Giải quyết vấn nạn gian lận xăng dầu: Bắt đầu từ... cơ quan quản lý
  • Rà soát và cụ thể hóa nhóm giải pháp để sớm triển khai gói hỗ trợ xuất khẩu năm 2009
  • Dự kiến nhập khẩu năm 2009 sẽ không tăng đột biến như 6 tháng đầu năm 2008
  • Tăng giá điện: làm gì để kiểm soát hàng hoá tăng theo?
  • Ta dùng những gì ta làm
  • Trọng tài kinh tế: “Người thứ 3” công bằng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo