Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ta dùng những gì ta làm

Việc quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp còn ở mức độ đơn giản và sơ khai. Ngoài ra, công tác truyền thông để kêu gọi và khuyến khích người tiêu dùng chọn hàng sản xuất trong nước còn yếu kém.  

 

Trong số 44 đề án xúc tiến thương mại quốc gia đợt 1 năm nay vừa được Bộ Công thương phê duyệt, không có chương trình nào dành cho thị trường nội địa. Nhưng từ con số đó mà cho rằng Bộ Công thương bỏ quên thị trường nội địa thì chưa phải là cách nhìn nhận đầy đủ. Bởi vì để chiếm lĩnh thị trường nội địa không chỉ trông chờ vào các đề án xúc tiến thương mại.

Từ cuối năm ngoái và đầu năm nay, trong cả nước đã diễn ra nhiều hội thảo về thị trường nội địa, nơi mà các doanh nghiệp sản xuất và thương mại cần quan tâm nhiều hơn trong điều kiện xuất khẩu gặp khó khăn. Các nhà quản lý và chuyên gia phân tích rõ điều đó và đưa ra nhiều giải pháp thực hiện, cho dù thực lực các doanh nghiệp nước nhà trong thời buổi cạnh tranh mở cửa hiện nay còn không ít bất cập. Nói gọn lại, thị trường nội địa là ta làm cho ta dùng và ta dùng những gì ta làm.

Trước hết cần thấy hiện nay, các doanh nghiệp của ta đang làm những gì và chúng ta đang dùng những sản phẩm đó như thế nào?. Đối với vật tư chiến lược, phân bón và hoá chất dầu khí hiện chiếm khoảng 60% thị phần, xi măng 41%, thép xây dựng 35%, sản phẩm cơ khí có thị phần khiêm tốn hơn. Các loại hàng hoá tiêu dùng căn bản khác như: Quần áo, giầy dép, thời trang, gạo, muối, đường, thuỷ sản, thịt gia cầm gia súc, cà phê, hạt điều, bánh kẹo, rau xanh, hoa quả… đều có thị trường tương đối ổn định. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang sử dụng nhiều hàng hoá nhập khẩu mà ngay chính các doanh nghiệp trong nước đã và đang sản xuất được với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Không chỉ sản phẩm hàng hoá, mà cả sản phẩm dịch vụ, từ xây dựng, giao thông vận tải, du lịch, đến dịch vụ y tế, giáo dục,… cũng ở trong tình trạng tương tự.

Vấn đề là tại sao chưa sử dụng những gì do ta làm ra?

Câu trả lời thuộc về chính các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Như vừa đề cập là cần thường xuyên nâng cao chất lượng, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã, phong cách phục vụ, quảng bá thương hiệu,… cần thấy rõ là tuy chúng ta mở cửa thị trường đã lâu, nhưng nhiều doanh nghiệp trong hội nhập chưa đầu tư đúng mức cho nghiên cứu thị trường, nâng cấp thiết bị, công nghệ sản xuất…

Hệ thống phân phối sản phẩm, nhất là bán lẻ cũng còn bất cập. Hơn 2/3 số doanh nghiệp bán lẻ chưa sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Việc quảng bá còn ở mức độ đơn giản và sơ khai. Vấn đề hậu cần cho hệ thống phân phối, bán lẻ còn thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Trong số hàng triệu lao động trong ngành bán lẻ mới chỉ có khoảng 5% được đào tạo. Liên kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối còn lỏng lẻo, còn nhiều cấp trung gian, nhiều đầu mối. Hàng hoá đến các cửa hàng bán lẻ với giá cao. Sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ chủ yếu dựa vào phát triển ở đô thị, trong khi thị trường nông thôn chiếm 70% số dân cả nước thì còn yếu ớt, ít sôi động.

Hoạt động dịch vụ phân phối, bán lẻ đóng góp khoảng trên 15% vào GDP hàng năm. Mỗi năm lại tăng trưởng khoảng 20%. Con số này cao hơn mức tăng trưởng GDP, chứng tỏ chúng ta đang tiêu dùng nhiều hơn mức làm ra. Nhưng đó là tiềm năng, bởi việc tiêu dùng trong nước còn được hỗ trợ từ kiều hối, đầu tư nước ngoài… Tiềm năng này nếu không được các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ trong nước khai thác thì có thể chúng ta vẫn “thua trên sân nhà”, ngay cả khi có sản phẩm chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh. Việc này phải do chính các doanh nghiệp thực hiện, chứ không chỉ trông chờ vào các đề án xúc tiến thương mại. Đương nhiên, vấn đề còn là tâm lý của người tiêu dùng. Phải làm sao để ta dùng chính những gì ta làm ra.

Vì vậy, theo chúng tôi, trước hết, cần tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống bán lẻ, kiểm soát và xử lý nghiêm minh nạn hàng giả, hàng nhái, những hiện tượng đầu cơ làm giả, tung tin thất thiệt đầu độc thị trường tiêu dùng… Bên cạnh đó, vấn đề không kém phần quan trọng là tăng cường truyền thông để kêu gọi và khuyến khích người tiêu dùng chọn hàng sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp và hệ thống bán lẻ cố gắng làm ra những gì tốt nhất cho ta dùng và chịu trách nhiệm đầy đủ về sản phẩm của mình trong một thị trường lành mạnh.

Người tiêu dùng nên ủng hộ bằng cách dùng những gì do ta làm ra. Điều này không thể làm theo kiểu “bảo hộ”, mà nên làm chủ yếu thông qua hệ thống truyền thông và các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa./.

(Theo vov )

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Trọng tài kinh tế: “Người thứ 3” công bằng
  • Việt Nam- một thị trường nhiều hứa hẹn
  • Vì sao thương mại toàn cầu sụt giảm?
  • Thị trường đối mặt với những tình thế “nguy hiểm”
  • Cạnh tranh lành mạnh
  • Làm gì để cải thiện chỉ số PCI, nâng cao năng lực cạnh tranh?
  • Chuyện giỏ trứng và ao nhà
  • Lường trước khó khăn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo