Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu cá tra và nguy cơ từ thị trường Mỹ

Sau khi áp dụng giá sàn XK, cùng với sự đồng lòng và nỗ lực của các DN XK, giá trung bình XK cá tra của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2011 đã có dấu hiệu cải thiện - tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ vậy, mặc dù khối lượng XK 2 tháng chỉ tăng 4% nhưng giá trị tăng trên 19%.

Hai tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất trên 92 nghìn tấn cá tra, trị giá 223 triệu USD. Sự chênh lệch về mức tăng giá trị và khối lượng XK chứng tỏ cá tra đang dần lấy lại được giá trị đích thực của mình.

Thực tế cho thấy, sản phẩm cá tra Việt Nam ngày càng thể hiện sức sống mãnh liệt cho dù phải chịu sự “bôi bác”, thậm chí bị “vùi dập” từ không ít thị trường NK. Dường như thị trường nào càng gây khó khăn cho cá tra Việt Nam thì sản phẩm này lại càng trở nên phổ biến và ngày càng tăng trưởng mạnh. Minh chứng cho điều này là sự bứt phá ngoạn mục tại thị trường Braxin trong 2 tháng qua: tăng 694% về khối lượng và 790% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù Braxin đang ra sức thắt chặt NK cá tra bằng các biện pháp bảo hộ như áp thuế NK cao, kéo dài thời gian cấp giấy phép NK tới 120 ngày, gây tốn kém cho các DN XK.

Đối với thị trường Mỹ, trong 2 tháng qua, các DN Việt Nam đã xuất đi 9,4 nghìn tấn cá tra, trị giá trên 31 triệu USD, đạt mức tăng trưởng cao thứ hai sau Braxin, với 80% về khối lượng và 86% về giá trị.

Sau 6 năm áp thuế chống bán phá giá, chính quyền Mỹ đã không thể ”đánh đổ” được con cá tra của Việt Nam, mà ngược lại càng làm cho con cá này trở nên nổi tiếng không chỉ ở thị trường Mỹ mà cả trên thị trường thế giới. Mỹ không còn chiếm vị trí độc tôn đối với XK cá tra Việt Nam. Tỷ trọng XK sang Mỹ liên tục sụt giảm trong 10 năm qua (từ 77% năm 2001 xuống còn gần 14% năm 2011). Tuy nhiên, khối lượng và giá trị XK lại liên tục tăng từ năm này qua năm khác, từ mức giá trị 35 triệu USD năm 2005 lên 177 triệu USD năm 2010. Năm 2009, cá tra đã lọt vào danh sách 10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ.

Chính đại diện của Hiệp hội Thủy sản Mỹ (NFI) mới đây cũng đã khẳng định với báo chí rằng, mặc dù gặp nhiều khó khăn do các chiến dịch vận động của người nuôi cá da trơn nội địa trong thời gian gần đây nhưng cá tra vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng tại thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, cá tra Việt Nam đang bị đe dọa bởi mối nguy từ Luật Thanh tra và phân loại cá da trơn nội địa và NK, hiện đang trong giai đoạn dự thảo và lấy ý kiến. Theo dự luật quy định, USDA sẽ thanh tra cá da trơn theo Đạo luật Liên bang về Thanh tra thực phẩm thịt của USDA. Dự luật đề xuất đưa ra các kiểm soát mới sẽ phải áp dụng đối với cá da trơn sản xuất hoặc NK vào Mỹ. Trong số các quy định kiểm soát này, có yêu cầu các sản phẩm ghi nhãn “catfish” phải theo tiêu chuẩn thanh tra của Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (FSIS) hoặc tiêu chuẩn thanh tra của nước XK.  Dự luật cũng đề xuất đưa ra cách mà FSIS sẽ thanh tra các trại nuôi cá da trơn Mỹ cũng như việc vận chuyển từ trại nuôi đến các cơ sở chế biến giống như quy định kiểm soát của Luật Nông nghiệp 2008.

Luật này đang gây ra nhiều tranh cãi ngay trong chính nội bộ ngành cá da trơn Mỹ: Hiệp hội Cá nheo và các nhà làm luật ở một số bang ở miền nam nước Mỹ ủng hộ, nhưng các nhà NK cá tra và cá da trơn Mỹ đã phản đối và coi đó là động thái bảo hộ. Hiện nay, FSIS đang chờ lấy ý kiến đến hết ngày 24/6/2011 để quyết định đưa dự luật này vào áp dụng chính thức. Cho đến thời điểm đó, chỉ còn chưa đầy 2 tháng, nếu Việt Nam không có hành động khẩn cấp để bảo vệ con cá tra, chống lại hành động chèn ép để đưa vào sự kiểm soát quá khắc nghiệt của USDA, thì mặt hàng chiến lược này khó đứng vững trên thị trường Mỹ - vốn đang là thị trường đơn lẻ lớn nhất của cá tra Việt Nam.

Việc lấy ý kiến cộng đồng người Việt Nam về vấn đề này là cấp thiết để cứu con cá tra khỏi nguy cơ bị quản lý một cách vô lý và cần phải thể hiện được phản ứng đối với động thái không thể chấp nhận được của chính quyền Mỹ.

(Vasep)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo