Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu: Kẻ sốt vó, người ung dung

Trong khi những doanh nghiệp (DN) thiên về làm hàng gia công như giày dép, may mặc… lo sốt vó vì không có đầu ra thì những DN chế biến thực phẩm tinh chế có thương hiệu lại ung dung vì không đủ hàng bán.

Doanh nghiệp thiên về làm hàng gia công như giày dép, may mặc… lo sốt vó vì không có đầu ra. Ảnh chỉ mang tính minh họa. 

Đơn hàng, đơn giá cùng giảm

“Cho đến thời điểm này, một số DN đã kiếm đủ đơn hàng để làm lai rai đến hết qúy 1/2009, nhiều DN khác đơn hàng chỉ đáp ứng được một nửa năng lực sản xuất và cũng có không ít DN chưa có đơn hàng nào”- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitax), ông Phạm Xuân Hồng phác họa về tình hình đơn hàng của các DN làm hàng may mặc xuất khẩu.


Phần lớn DN không có đơn hàng là những DN quy mô nhỏ hoặc mới. Những DN thiếu đơn hàng thường lựa chọn giải pháp trước mắt là kéo dài thời gian nghỉ Tết đến hết tháng Giêng.


Theo ông Hồng, thị trường giảm sút mạnh là Hoa Kỳ và đơn hàng vào thị trường này giảm bình quân 20-30%. Nhiều DN có mức sút giảm mạnh hơn. Bà Đinh Thị Phương Phi-Chủ tịch Cty Dệt may Thế Hòa (Bình Dương) chuyên làm hàng gia công cho Hoa Kỳ và châu Âu xác nhận đơn hàng của Cty giảm 30-40%.


Do đơn hàng khan hiếm và sức ép từ những nhà nhập khẩu nên đơn giá gia công giảm đáng kể. Theo ông Trần Ngọc Luận-Phó Chủ tịch Cty giày Thái Bình (TBS-Bình Dương), đối với những mã hàng khó bán, DN buộc phải chia sẻ thiệt hại đối với nhà nhập khẩu nước ngoài bằng việc giảm giá và hiện nay giá gia công một số mã hàng giảm 3-5%.


Với may mặc, mức giảm cao hơn. Bà Phi cho biết, đơn giá gia công của Thế Hòa giảm 8-9%, mức giảm này là rất đáng kể đối với làm gia công.

Mặc dù đã giảm giá nhưng các nhà nhập khẩu vẫn rất lừng khừng trong việc đặt hàng và thường đặt đơn hàng với quy mô nhỏ lẻ.


Theo bà Phi, kể từ tháng 11/2008, quy mô các đơn hàng bắt đầu giảm mạnh. Trước đó, mỗi mã hàng khoảng 10.000 sản phẩm, nay xuống còn 4.000-5.000 sản phẩm.

Ông Luận cũng cho biết quy mô đơn hàng của TBS giảm từ 5.000-10.000 đôi xuống còn 1.000-2.000 đôi vào thời điểm hiện tại.


Theo ông Hồng, ngay cả những DN có đơn hàng thì vẫn chưa hẳn đã suôn sẻ vì sự đứt quãng, thiếu liên tục của đơn hàng. Chính vì sự lừng khừng của nhà nhập khẩu khiến các DN trong nước rất khó xây dựng kế hoạch sản xuất cả năm.

Tinh chế tự tin

Bà Trần Thị Hòa Bình- Giám đốc Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre cho biết, các loại thực phẩm tinh chế xuất khẩu của Cầu Tre không những không giảm mà còn tăng tại một số thị trường do có nhiều sản phẩm mới được ưa chuộng. Ngoài việc giữ ổn định tại thị trường Nhật, Cầu Tre còn tăng được lượng hàng xuất sang Hoa Kỳ.

Kế hoạch sản xuất của xí nghiệp đã xây dựng nhịp nhàng với khách hàng đến tháng 4/2009 và làm đến đâu tiêu thụ đến đó với giá cả ổn định. Bà Bình cũng cho biết, chỉ tiêu doanh thu của Cầu Tre năm 2009 không những không giảm mà còn tăng so với 2008.

Theo bà Bình, các mặt hàng thực phẩm tinh chế ít khi bị biến động về giá và đó là sự khác biệt của mặt hàng này đối với các mặt hàng thực phẩm thô hay hàng gia công.


Ông Nguyễn Lâm Viên- Tổng giám đốc Cty Vinamit cũng cho biết sản phẩm trái cây, rau quả sấy khô của Vinamit hiện không đủ cung cấp cho thị trường, nhất là vào dịp Tết, vì vậy không lo ngại về đầu ra.

Ông Viên nhìn nhận, sở dĩ các DN trong ngành may mặc, da giày bị phụ thuộc khách hàng là vì chỉ làm gia công.

“Muốn không bị phụ thuộc và có thể đứng vững trước khó khăn thì các DN là phải có thương hiệu, và Vinamit đã làm được điều đó”- Ông Viên nói.      
 

Ông Phạm Xuân Hồng cho biết, trong năm 2009 Vitas xác định tồn tại trong khó khăn, tức chủ động co cụm, không mở rộng đầu tư sản xuất, không đặt chỉ tiêu tăng trưởng và lợi nhuận.

Theo tính toán, có khoảng 70-80% DN trong ngành dệt may sẽ trụ được, song để vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay, nhiều DN đang đẩy mạnh việc mở các thị trường mới, nhất là thị trường Nga, Nam Mỹ và Trung Đông. 

( Theo TPO)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Kích cầu tiêu dùng thị trường nội địa
  • Xuất khẩu gạo Thái Lan khó đạt kế hoạch 2009
  • Thị trường XNK năm 2009: Đặc biệt quan tâm tới “sân nhà”
  • 8 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của ngành nông nghiệp năm 2009
  • Năm 2009: Hồ tiêu Việt Nam vẫn chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xúc tiến thương mại thiết thực phục vụ doanh nghiệp
  • Đông Nam Á cần kế hoạch chuyển đổi thương mại dài hạn
  • Để tăng trưởng xuất khẩu: Chủ lực là công nghiệp chế biến
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo