Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu thuỷ sản 2011: Tăng sản lượng - rộng thị trường

Dù đối mặt với khá nhiều rào cản, song xuất khẩu thuỷ sản quý I/2011 vẫn đang đà tăng trưởng với con số ấn tượng trên 1,1 tỉ USD - tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi một số thị trường nhập khẩu chủ lực tiếp tục gây “khó”, vẫn có nhiều dự báo lạc quan xuất khẩu thuỷ sản trong các quý tới sẽ tiếp tục giữ vững “phong độ”.    

Tín hiệu vui

Báo cáo mới nhất của Bộ NNPTNT cho hay, giá trị XK các mặt hàng nông, lâm và thủy sản trong quý đầu tiên của năm nay ước đạt 5,4 tỉ USD, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Dẫn đầu danh sách vẫn là mặt hàng chủ lực thủy sản với kim ngạch trên 1,1 tỉ USD – tăng 22% so với cùng kỳ. Chỉ riêng trong tháng 3.2011, XK thủy sản ước đạt 400 triệu USD, sản lượng khai thác cũng đạt trên 600.000 tấn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Tăng trưởng XK thuỷ sản được thể hiện ở tất cả các thị trường tiêu thụ lớn, điển hình như Mỹ tăng 39%, Đức tăng 32%. Thị trường Canada cũng tăng lượng thủy sản nhập khẩu gấp hai lần so với cùng kỳ năm trước. Ngoài cá tra, mặt hàng tôm cũng giữ vững lượng hàng XK tại thị trường truyền thống là Mỹ và Châu Âu.

Nhật Bản - một trong những thị trường NK thủy sản chủ lực cũng có nhiều tín hiệu vui, mặc dù nước này đang đối mặt với thảm họa động đất, sóng thần. Song thay vì lo ngại việc cắt giảm hợp đồng thì nhiều ngày qua,  lượng hợp đồng từ Nhật Bản lại tăng vọt. Theo Hội Chế biến và XK thủy sản Cà Mau, có nhiều đơn đặt hàng thực phẩm thủy sản sạch như tôm đông lạnh, cá tra phi lê... với mức giá giữ nguyên không đổi.

Hiện ngành thủy sản tỉnh này đang tăng tốc chế biến để cung ứng hàng kịp thời cho Nhật Bản và không hề có ý định tăng giá bán cho nước này trong bối cảnh khó khăn đang diễn ra tại đây. Nhiều năm qua, kim ngạch XK thủy sản sang Nhật Bản luôn ở mức tăng trưởng. Năm 2010 đạt kim ngạch gần 900 triệu USD - tăng gần 19% so với năm 2009. VN cũng là nước chiếm 21% thị phần tôm đông lạnh nhập vào Nhật Bản trong nhiều năm trở lại đây.

Nhiều thử thách mới

Mặc dù đạt kết quả khả quan trong quý I, song theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản (Vasep), vẫn còn nhiều áp lực cho các mặt hàng thủy sản nước ta trong các tháng tới. Mới đây, thị trường Brazil vừa gây khó cho cá tra nước ta về thủ tục giấy tờ NK do điều chỉnh quy định mới. Toàn bộ số cá tra xuất đi nước này hiện phải đình lại do phải chờ cấp giấy phép NK cá tra từ VN với thời gian từ 2 - 4 tháng.

Vasep cho hay, với khoảng thời gian này, mức giá XK cá tra sẽ khác đi rất nhiều so với giá ban đầu trong hợp đồng, trong khi phía nhà NK không chấp thuận bất kỳ sự thay đổi về giá trị đơn hàng trong hợp đồng đã ký tại thời điểm NK chính thức. Hiện Vasep đã mời Bộ NNPTNT vào cuộc để giải quyết số lô hàng cá tra này. Áp lực này không hề nhỏ đối với DN cả về giá XK lẫn chất lượng sản phẩm đối với những thị trường nhập khẩu truyền thống như Brazil. Ngoài các rào cản kỹ thuật, việc nuôi trồng cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn khác như giá tôm giống tăng cao gây sốt giá cục bộ, dịch bệnh trên tôm vẫn tràn lan khiến nhiều hộ phải treo ao...

Tuy gặp nhiều trở ngại, song Vasep vẫn kỳ vọng kim ngạch XK thủy sản năm 2011 vẫn cán đích 5,3 tỉ USD, tập trung vào các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra. Về thị trường, bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, EU đang giữ vững nhu cầu tiêu thụ, thủy sản nước ta hiện mở rộng thị trường sang các nước có tiềm năng lớn là Hàn Quốc và Trung Quốc.

Ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Vasep cho hay, Trung Quốc đang chuyển hướng từ nước XK sang nhập khẩu trong lĩnh vực chế biến. Mặt khác, chính sách thương mại song phương đang cải thiện sẽ góp phần thúc đẩy XK thủy sản VN sang Trung Quốc. Năm 2010, kim ngạch XK thủy sản sang hai thị trường trên tăng mạnh từ 22 – 28% so với năm 2009 và xu hướng này sẽ tiếp tục giữ vững trong năm 2011.    

(Báo Lao Động)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo