Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc: Ứng biến với thay đổi cách mua của thương nhân Trung Quốc

Thương nhân Trung Quốc không còn ngồi ở bên kia biên giới chờ trái cây chở từ Việt Nam sang. Họ không mua trực tiếp của nhà vườn, nhưng chi phí sản xuất của nhà vườn là bao nhiêu, chủ vựa mua giá nào, đóng gói ra sao, họ tường tận chính xác còn hơn cán bộ nông nghiệp xã biết. Các công ty thu mua, chủ vựa trái cây ở miền Tây Nam bộ đang phải quen dần với việc người mua từ Trung Quốc đến kiểm tra hàng tận nơi.

Chọn lợi nhuận ít, rủi ro ít

Chôm chôm Việt Nam được người Trung Quốc ưa chuộng. Ảnh: Các Ngọc

Còn khoảng nửa tháng nữa mới vào mùa thu hoạch thanh long. Một nhóm nông dân ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã đi Trung Quốc từ ngày 20.11 để khảo sát thị trường và tìm hiểu nhu cầu mua thanh long của Trung Quốc trong thời gian tới. Sáng 27.11, nói chuyện qua điện thoại từ Trung Quốc về, ông Huỳnh Hồng Ửng, chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) thanh long Chợ Gạo cho chúng tôi biết: Trung Quốc vẫn thích thanh long Việt Nam nhất, nhưng HTX phải thay đổi theo phương thức mua bán mới của thương nhân Trung Quốc để ít rủi ro hơn.

Ông Ửng nói, trước đây chỉ cần thống nhất giá qua điện thoại là có thể đưa hàng qua. Hai, ba năm nay, thương nhân Trung Quốc mua trái cây không thấy hàng thì không cho giá mua, hoặc đã cho giá rồi vẫn có thể thay đổi giá khi hàng vận chuyển đến cửa khẩu, gây tình trạng phải bán đổ bán tháo. Từ vụ thu hoạch thanh long năm ngoái, thương nhân Trung Quốc tổ chức những chuyến đi về các vùng trồng thanh long ở Chợ Gạo. Họ xuống từng hộ nông dân, xem trồng thế nào. Họ tính toán chi phí trên một công vườn của nông dân là bao nhiêu, từ đó họ quy ra giá thành sản xuất của một ký thanh long, mới tính đến giá mua để thương lượng giá với vựa, sau khi có cộng chi phí đóng gói, bảo quản.

Chính vì vậy mà có dư luận rằng Trung Quốc sang Việt Nam thu gom trái cây. Thực chất, thương nhân Trung Quốc không trực tiếp mua của nông dân, mà họ đang thay đổi phương thức mua hàng với các chủ vựa đóng trái cây xuất khẩu. Họ trực tiếp xem đóng gói trước khi cho vận chuyển đi để tin chắc rằng toàn trái cây đúng phẩm cấp. Còn việc đi xem các vùng trồng là để phỏng đoán sản lượng, đánh giá chất lượng, từ đó họ định giá, định lượng thu mua.

Đang đầu mùa thanh long nên giá khá cao, nhà vườn bán 10.000 – 11.000đ/kg. Theo ông Ửng, dù Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thanh long lớn nhất, nhưng sự thay đổi cách mua bán của người Trung Quốc chặt chẽ như thế này làm cho nhà vườn cũng như chủ vựa trái cây phải tính toán kỹ lưỡng, có thể giữ được giá luôn cao không dễ, khoản lợi nhuận không tăng thì chớ mà còn e rằng bị giảm. Tuy nhiên, khi thương nhân Trung Quốc đến tận nơi mua trái cây thì mức độ rủi ro cho các chủ vựa sẽ giảm do họ đã kiểm tra hàng trước khi đóng gói và giá trái cây ở vườn cũng ít biến động hơn.

Người ta khó, mình mới làm tốt

Không chỉ thanh long, các chủ vựa ở Bến Tre cho biết hầu hết chôm chôm Java trồng ở miền Tây đang được xuất sang Trung Quốc với giá cao, nhưng phải là trái đạt yêu cầu. Bà Nguyễn Thị Hồng Thu, công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu xác nhận phương thức mua chôm chôm của thương nhân Trung Quốc cũng giống như với thanh long vì họ sợ trái cây chở qua đến Trung Quốc bị độn hàng xấu nhiều, có mua rẻ cũng không bán được.

Các chủ vựa trái cây ngạc nhiên khi thương nhân Trung Quốc tường tận từng vùng trái cây, biết giá từng vùng khác nhau bao nhiêu, biết cùng loại trái mà chất lượng trái miền Tây khác với miền Đông thế nào. Vì thế, không vựa nào có thể qua mặt được họ. Bà Thu cũng mừng vì như vậy tình trạng các vựa “làm mặt”, thiếu cân, độn trái khi đóng hàng không còn đất sống. Mức lãi của các vựa ngày càng khó, phải làm hàng thật chất lượng mới sống được, nhưng ý thức bảo vệ uy tín trái cây Việt Nam sẽ tăng lên.

Thương nhân Trung Quốc đến xem vựa đóng gói, góp ý cho vựa đóng theo như họ muốn. Họ không đi mua của nhà vườn mình, nhưng mỗi thương nhân Trung Quốc đều có hai, ba mối hàng ở Việt Nam chứ không mua một mối, nên họ để chính các chủ vựa ý thức cạnh tranh nhau, vựa nào làm tốt thì bán được nhiều. Các vựa giờ mua trái cây của nông dân cẩn thận hơn để đóng gói xuất không bị lỗ, nhưng khổ nỗi nhà vườn mình chưa thay đổi ý thức, hiện chôm chôm, nhãn đang có giá mà cũng hái có cành thật dài, tưới nước để cân cho nặng.

Không lo rủi ro vì hàng bị ứ đọng, trả về, song các chủ vựa trái cây phải chấp nhận linh hoạt trong thanh toán vì ở Trung Quốc tình hình ngoại tệ, tỷ giá cũng khó khăn, lên xuống bất thường. Lúc tỷ giá ngoại tệ dự báo tăng thì thương nhân Trung Quốc hay thanh toán chậm và hay ép các chủ vựa với tỷ giá thấp so thực tế thị trường. Thế nên, vựa cũng phải lượng trừ khoảng chênh lệch tỷ giá khi thương nhân Trung Quốc thanh toán để tránh bị lỗ.

Có lợi thế phải giữ

Nghiên cứu cách nhập trái cây của Trung Quốc nhiều năm qua, nhà vườn và các chủ vựa trái cây thấy thanh long, chôm chôm Java là những loại mà Trung Quốc thích nhập từ Việt Nam hơn, lý do trái có màu đỏ được cho là màu tốt và hình dáng trái đẹp. Đặc biệt, trong những ngày rằm và mùng một âm lịch hàng tháng, người Trung Quốc mua hai loại trái trên rất nhiều. Từ đó, nhà vườn đã tìm cách cho ra trái vào đúng những ngày này để bán được giá. Việc HTX Thanh long Chợ Gạo đi khảo sát thị trường Trung Quốc là để xuất khẩu trực tiếp, không qua trung gian nữa.

Lợi thế thị trường đã có, nhu cầu cũng rất lớn. Điều băn khoăn của các chủ vựa là việc kiểm soát nguồn cung tận nơi của thương nhân Trung Quốc cũng đặt ra những vấn đề về thái độ sản xuất nông nghiệp của nông dân. Nông dân có thấy để thay đổi, làm sao cho người ta thấy mình sản xuất giỏi đến nổi họ không thể làm hơn được và họ không kiếm ra nơi đâu cung cấp trái cây ngon hơn ở Việt Nam?

 

(Theo Các Ngọc/sgtt)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Bình ổn thị trường nhìn từ giá đường
  • Chưa khai thác tốt thị trường Hàn Quốc
  • Phân bón 'ăn lãi' của nông dân
  • Từ cá rô đầu vuông đến dừa trái xuất khẩu sang Trung Quốc:Cơ hội thị trường và thách thức dài hạn
  • Gạo, thịt, đường, đậu... và áp lực từ lực cầu Trung Quốc
  • Xuất, nhập khẩu 2011 dự báo tăng hơn 10%
  • Xu hướng và thị trường bán lẻ 2011:Thay đổi ở phân khúc thị trường dành cho giới trẻ
  • Thị trường thịt heo: nhiều sức ép tăng giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo