Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Từ cá rô đầu vuông đến dừa trái xuất khẩu sang Trung Quốc:Cơ hội thị trường và thách thức dài hạn

Hai tháng trở lại đây, cá rô đầu vuông, một loài thuỷ sản mới xuất hiện ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đang được thương lái săn lùng ráo riết để xuất sang Trung Quốc. Còn dừa trái, đã được Trung Quốc gom mạnh từ đầu năm đến nay.

Ông Nguyễn Minh Đức, thương lái chuyên thu mua các loại thuỷ sản như cá bống tượng, cá thát lát còm… ở Hậu Giang, cho biết hiện nay mỗi ngày ông phải dùng xe tải loại 2 – 3 tấn vào các vùng chuyên nuôi cá rô đầu vuông của tỉnh Hậu Giang thu mua theo yêu cầu của các chủ chành, vựa ở Trung Quốc.

Nông dân thu lợi lớn

Dừa trái đang khan hàng do thương lái gom hàng xuất sang Trung Quốc. Ảnh: Lê Hồng Thái

“Hiện nay thu mua cá rô đầu vuông rất khó khăn, bởi thương lái ở các chợ nội địa tranh giành mua vì nhu cầu tiêu thụ trong nước vẫn đang rất cao, xuất khẩu tiểu ngạch phải tăng giá mua để giành thị phần”, ông Đức nói.

Theo nhiều thương lái ở Hậu Giang, Cần Thơ, hiện nay giá thu mua xuất sang thị trường Trung Quốc, loại cá có trọng lượng 10 con/kg mua tại ao giá 33.000 đồng/kg, cá từ 2 – 5 con/kg giá từ 50.000 – 60.000đ. Tính ra, giá cá đã tăng thêm 30% so với hai tháng trước.

Ông Trương Phú Quốc ở ấp 3 xã Vĩnh Thuận Tây (Kiên Giang) là một trong những người nuôi cá rô đầu vuông đầu tiên ở địa phương, cho biết, trung bình sau 3,5 tháng nuôi 10.000m2 mặt nước có thể cho thu hoạch từ 70 – 100 tấn cá thương phẩm. Lợi nhuận từ nuôi cá rô đầu vuông rất lớn khoảng 600 – 700 triệu đồng/ha nếu tiêu thụ ở thị trường nội địa, nhưng bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc, lợi nhuận tăng thêm hơn 30%.

Tương tự, sản phẩm dừa trái cũng được Trung Quốc mua mạnh, đẩy giá lên cao, nông dân được lợi. Ông Nguyễn Minh Tâm, phụ trách kinh doanh doanh nghiệp tư nhân kẹo dừa Thanh Long cho biết, hiện tại đơn vị này phải mua dừa nguyên trái với giá 100.000đ/chục (12 trái) hoặc cơm dừa tươi với giá 15.000đ/kg. Trong khi đó vài tháng trước giá dừa chỉ khoảng 40.000 – 50.000đ/chục và cơm dừa cũng chỉ khoảng 6.000 – 7.000đ/kg.

Ông La Văn Bé, phó giám đốc sở Công thương Bến Tre nói rằng, chính yếu tố vét mót tận ngõ ngách của cánh thương lái khiến giá dừa khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều tăng vọt.

Việc gom hàng xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc là tự phát, chưa được đưa vào cân đối chung để chủ động sản xuất.

Công nghiệp địa phương gặp khó

Cả tỉnh Bến Tre có trên 1.000 cơ sở, hộ cá thể, khoảng 80 doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ dừa. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa năm 2010 ước đạt 72 triệu USD, đứng thứ nhì chỉ sau kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.

Trong khi công nghiệp địa phương thiếu nguyên liệu dừa thì các tàu nước ngoài vẫn tổ chức thu mua. Khảo sát của hiệp hội Dừa Bến Tre, thương lái địa phương thu gom dừa từ nhiều nơi về bán lại cho các tàu tỉnh khác, tàu nước ngoài vào thu mua. Để thực hiện được các thương vụ này tàu nước ngoài phải sử dụng pháp nhân của đối tác cung ứng phía Việt Nam – mà chủ yếu là các doanh nghiệp tại Bến Tre. Doanh nghiệp sẽ được trả hoa hồng sau khi xuất hoá đơn và đứng ra làm thủ tục hải quan.

Trong khi đó, nhiều cơ sở sản xuất thiếu nguyên liệu, sản lượng hàng hoá suy giảm. Công ty CP xuất nhập khẩu Bến Tre có tổng công suất ba nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy là 18.000 tấn/năm, tương đương khoảng phân nửa sản lượng mảng công nghiệp này tại địa phương. Tuy vậy, mười tháng qua chỉ chế biến xuất khẩu được hơn 9.000 tấn cơm dừa nạo sấy. Đây là mức thấp nhất từ trước tới nay của đơn vị này. Hiện tại hầu hết các cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu dừa đều phải đồng loạt giảm công suất.

Để có lợi lâu dài?

Ông La Văn Bé cho rằng, cần phải có một khảo sát, đánh giá năng lực tiêu thụ nguyên liệu dừa của các doanh nghiệp Bến Tre để có biện pháp bảo vệ nguyên liệu cho ngành này. Biện pháp này có khả thi hay không có lẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là khi giá cả thị trường lên cao.

Cho đến nay, các ngành chức năng ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa thống kê được số lượng xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch, các địa phương vẫn chưa thống kê được diện tích, sản lượng nuôi, chưa quy hoạch được vùng nuôi và không rõ nhiều thông tin về vấn đề xuất khẩu cá rô đầu vuông sang Trung Quốc.

Ông Huỳnh Thanh Bình, chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận Tây (Kiên Giang), cho biết: “Nhiều nông dân đã đổ xô nuôi phá ruộng lúa, nuôi cá bán cho Trung Quốc. Việc bỏ lúa sắp thu hoạch để đào ao nuôi cá rô chính quyền không khuyến khích nhưng không thể ngăn cản dân. UBND xã đang tiến hành thống kê lại số lượng để báo cáo về huyện có hướng chỉ đạo hợp lý. Đồng thời quy lại vùng nuôi để phát triển bền vững nghề này”.

 

(Theo Ngọc Tùng – Mỹ An/sgtt)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo