Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xu hướng và thị trường bán lẻ 2011:Thay đổi ở phân khúc thị trường dành cho giới trẻ

Khuynh hướng tiêu dùng thông minh với việc tiếp nhận thông tin về sản phẩm nhanh chóng, quan tâm đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe và các sản phẩm làm đẹp, quan tâm đến các sản phẩm công nghệ cao… được dự báo là những xu hướng thị trường trong năm 2011 tại Việt Nam.

Trong báo cáo "Triển vọng tiêu dùng năm 2011" của Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel đã đưa ra 9 dự báo về xu hướng tiêu dùng trong năm 2011 trên thế giới theo đó mua sắm trực tuyến sẽ tăng trong năm tới; Sinh viên sẽ phải chịu học phí cao hơn và người lao động sẽ đình công để phản đối học phí tăng trong khi thu nhập của họ tăng không đáng kể. Cũng trong năm 2011, các nhà cung cấp dịch vụ và bán lẻ nên xem lại những gì họ chào bán cho lao động nữ. Riêng tại Anh, 43% trong tổng số người tiêu dùng được hỏi ý kiến cho biết sẽ ưu tiên tiết kiệm hay chuyển tiền vào quỹ dự phòng đã tăng mạnh so với mức 15% năm ngoái. Trong khi đó tại Mỹ, 1/3 trong số những người được hỏi cho biết họ đang sử dụng thẻ ghi nợ nhiều hơn thẻ nợ và hoạt động giao dịch trên thẻ ghi nợ dự kiến tăng gần 60% . Cũng trong năm tới, khi thu nhập và học vấn của nữ giới được nâng lên, một xu hướng mới sẽ được tạo ra trong cả hoạt động kinh doanh và tiêu dùng. Đây cũng là cơ hội tốt cho các thương hiệu hướng tới đáp ứng nhu cầu nữ giới ở mức cao hơn… Đó là dự báo khuynh hướng của thị trường tiêu dùng thế giới còn tại Việt Nam xu hướng tiêu dùng của người Việt đang thay đổi, đặc biệt là giới trẻ.

Bà Nguyễn Hương Quỳnh, Phó Giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường AC Nielsen Việt Nam cho biết người tiêu dùng Việt Nam ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn cho các sản phẩm phải có nhiều giá trị gia tăng so với trước kia. Trong năm tới sẽ có 3 khuynh hướng tiêu dùng đó là  tiêu dùng thông minh; tiếp nhận thông tin về sản phẩm nhanh chóng; quan tâm đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe và các sản phẩm làm đẹp… Cũng theo nghiên cứu của AC Nielsen người tiêu dùng quan tâm đến các sản phẩm công nghệ thông tin như iPhone khi mà công nghệ 3G đã xuất hiện và phổ biến trên thế giới, hiện đang chuyển dần sang công nghệ 4G. Tuy nhiên người tiêu dùng cũng không muốn sử dụng các sản phẩm này vì giá cao, nhiều tính năng nhưng không biết cách sử dụng. Vì vậy các công ty sản xuất cần hướng dẫn kỹ cho người tiêu dùng các tính năng, công dụng của sản phẩm công nghệ. Xu hướng mua hàng qua mạng, điện thoại cũng đang được nhiều người biết đến vì khách hàng ngày càng bận rộn nên sẽ dành ít thời gian đi mua sắm, thay vào đó họ sẽ đặt hàng qua mạng để giao tận nhà. Mua bán trực tuyến đang trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng, việc bán hàng qua điện thoại di động và trên mạng xã hội là một bước tiến, tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành buôn bán, tạo nên một không gian ảo để các nhà sản xuất và người tiêu dùng trao đổi với nhau, giúp các DN giảm bớt chi phí về nhân viên, hành chính, mặt bằng chi nhánh, giải quyết vấn đề hàng tồn kho... Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có thị trường điện thoại di động phát triển nhanh nhất trên thế giới, điều này đang và sẽ mở ra những cơ hội mới cho ngành bán lẻ của Việt Nam trong tương lai.Về địa điểm mua sắm, hiện nay các siêu thị lớn như Co.op Mart và BigC vẫn chiếm thị phần lớn, tiếp đó là các trung tâm thương mại như Diamond và Pakson, kế đến là các chuỗi cửa hàng tiện lợi và cuối cùng là kênh mua sắm truyền thống như chợ và các cửa hàng tạp hóa. Ngoài ra trong những năm tới người tiêu dùng sẽ có khuynh hướng chuyển qua các chuỗi cửa hàng vì sẽ tiện cho việc đi lại. Các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh cũng sẽ bùng nổ trong năm tới như sự thành công của các cửa hàng gà rán KFC, Lotteria…

Về thị trường bán lẻ Việt Nam trong năm 2011 được kỳ vọng tăng trưởng tốt. Các cửa hàng bán lẻ hiện đại của các doanh nghiệp trong nước như Hapro Mart, Saigon Co.op, Fivimart, Citimart, G7 Mart… ngày càng xuất hiện nhiều, chủ yếu tập trung tại Hà Nội và TPHCM, chiếm thị phần của hệ thống bán lẻ hiện đại khoảng 20 - 30%. Hình thức bán lẻ ở Việt Nam càng ngày càng phong phú hơn. Tuy nhiên song song với những lạc quan của thị trường bán lẻ Việt Nam thì những việc cẩn trọng vì suy thoái kinh tế vẫn còn đang tác động mạnh và có diễn biến khó lường, nhất là tình hình giá cả tiêu dùng tăng cao sẽ có những tác động nhất định đến thị trường bán lẻ. Ngoài ra với hơn 74% dân số tập trung ở nông thôn, thị trường nông thôn là thị trường đầy tiềm năng nhưng các DN bán lẻ Việt Nam vẫn chưa khai thác được, và đây là nhược điểm mà các DN bán lẻ Việt Nam cần nhanh chóng tìm ra cách khai thác hiệu quả vào thị trường này. Tuy nhiên, từ phía các DN bán lẻ Việt Nam cũng đã và đang rất quyết tâm trong việc xây dựng phát triển hệ thống phân phối, liên kết với các đối tác nước ngoài để khai thác tiềm năng của nhau. /.

(ven)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo