Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2010 tăng cả về lượng và trị giá

Theo số liệu thống kê, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam tháng 8/2010 đạt 224 nghìn tấn với kim ngạch 275,9 triệu USD, tăng 7,4% về lượng nhưng giảm 26,2% về trị giá so với tháng trước, tăng 11,6% về lượng và tăng 2,3% về trị giá so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng lượng chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2010 đạt 1,5 triệu tấn với kim ngạch 2,4 tỉ USD, tăng 6% về lượng và tăng 37,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 4,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước 8 tháng đầu năm 2010.

Phần Lan là thị trường tuy đứng thứ 26/27 trong bảng xếp hạng kim ngạch cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam 8 tháng đầu năm 2010 nhưng có tốc độ tăng trưởng đột biến, đạt 781 tấn với kim ngạch 1,8 triệu USD, tăng 888,6% về lượng và tăng 832,5% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 0,08% trong tổng kim ngạch.

Bên cạnh đó là một số thị trường cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh: Philippine đạt 18,3 nghìn tấn với kim ngạch 24 triệu USD, tăng 310,1% về lượng và tăng 340,9% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 1% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Ả rập Xê út đạt 270 nghìn tấn với kim ngạch 338,5 triệu USD, tăng 65,5% về lượng và tăng 116,5% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 14,2% trong tổng kim ngạch; Tây Ban Nha đạt 3,9 nghìn tấn với kim ngạch 9 triệu USD, tăng 31,8% về lượng và tăng 78,4% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 0,4% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Ôxtrâylia đạt 4,4 nghìn tấn với kim ngạch 6,9 triệu USD, tăng 15,2% về lượng và tăng 71% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 0,3% trong tổng kim ngạch.

Ngược lại, những thị trường cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam 8 tháng đầu năm 2010 có độ suy giảm về kim ngạch: Nam Phi đạt 13 tấn với kim ngạch 36,5 nghìn USD, giảm 99,6% về lượng và giảm 98,7% về trị giá so với cùng kỳ; Braxin đạt 2,7 nghìn tấn với kim ngạch 4,2 triệu USD, giảm 77% về lượng và giảm 64,9% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch; Hồng Kông đạt 7 nghìn tấn với kim ngạch 11,6 triệu USD, giảm 51,4% về lượng và giảm 36,1% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 0,5% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Hà Lan đạt 2,4 nghìn tấn với kim ngạch 6,5 triệu USD, giảm 64,2% về lượng và giảm 30,4% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 0,3% trong tổng kim ngạch.

Hàn Quốc là thị trường dẫn đầu về kim ngạch cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam 8 tháng đầu năm 2010, đạt 279,6 nghìn tấn với kim ngạch 443 triệu USD, tăng 4,3% về lượng và tăng 41,2% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 18,6% trong tổng kim ngạch; đứng thứ hai là Đài Loan đạt 231 nghìn tấn với kim ngạch 379 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 35,1% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 15,9% trong tổng kim ngạch.

Thị trường cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam 8 tháng đầu năm 2010

Thị trường8T/20098T/2010% tăng, giảm KN so với cùng kỳ
Lượng (tấn)Trị giá (USD)Lượng (tấn)Trị giá (USD)
Tổng1.440.8851.734.880.8031.528.1472.381.680.638+ 37,3
Hàn Quốc267.954313.833.351279.579443.267.145+ 41,2
Đài Loan213.305280.752.792231.378379.335.658+ 35,1
Ả rập Xê út163.106156.337.690270.009338.486.877+ 116,5
Thái Lan192.094213.169.164166.927236.439.281+ 10,9
Nhật Bản86.193133.453.05894.196201.479.098+ 51
Singapore101.669123.689.885101.295164.094.295+ 32,7
Trung Quốc51.07484.497.48468.817127.796.642+ 51,2
Malaysia80.03495.743.08877.106118.117.431+ 23,4
Hoa Kỳ74.83981.694.82054.32086.870.303+ 6,3
Ấn Độ20.50823.081.70227.96837.264.371+ 61,4
Indonesia31.74834.893.92619.12526.600.754- 23,8
Philippine4.4635.486.90518.30324.189.024+ 340,9
Đức9.49621.940.0647.07823.536.926+ 7,3
Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất11.71712.797.7629.77212.827.666+ 0,2
Hồng Kông14.67318.134.1057.13611.590.748- 36,1
Tây Ban Nha2.9885.114.7143.9389.124.304+ 78,4
Bỉ7.1399.134.7264.0828.658.351- 5,2
Italia5.3998.148.8283.1687.724.483- 5,2
Ôxtrâylia3.8224.045.8824.4036.916.555+ 71
Hà Lan6.7489.308.7072.4156.481.079- 30,4
Canada6.7327.092.6373.9685.795.408- 18,3
Pháp2.3744.873.0611.3475.292.299+ 8,6
Anh2.3393.831.9531.5434.364.837+ 13,9
Braxin11.69611.956.0522.7014.198.712- 64,9
Thuỵ Điển1.1711.429.3498432.013.092+ 40,8
Phần Lan79193.0397811.800.047+ 832,5
Nam Phi3.3342.870.0521336.530- 98,7

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo