Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP.HCM: Giá vé tàu xe Tết 2013 tăng tới 60%

Giá vé xe dịp cao điểm Tết phụ thu ở mức 20 - 60% so với giá vé ngày thường. Còn giá vé tàu trong thời gian cao điểm Tết cũng tăng đến 46% so với thời gian trước Tết, giá vé cao nhất lên đến 2 triệu đồng/vé từ Sài Gòn đi Hà Nội.

Xe khách phụ thu 20 - 60%

Theo kế hoạch bán vé xe Tết Quý Tỵ 2013 của Bến xe Miền Đông, hành khách đi lại trong dịp cao điểm Tết sẽ phải chịu phí phụ thu từ 20% - 60% so với giá vé ngày thường, tùy ngày đi và tuyến xe. Thời gian cao điểm Tết được tính từ 10 ngày trước Tết và 10 ngày sau Tết (tức là từ 20 tháng Chạp năm Nhâm Thìn cho đến hết mùng 10 tháng Giêng năm Quý Tỵ).

Cụ thể, các tuyến từ Sài Gòn đi các tỉnh Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng sẽ phụ thu 60% từ ngày 23 - 29 tháng Chạp năm Nhâm Thìn; phụ thu 20% từ mùng 1 đến hết mùng 3 Tết.

Các tuyến từ Sài Gòn đi các tỉnh từ Ninh Thuận ra đến Quảng Nam, Đà Nẵng và các tuyến từ Sài Gòn đi Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum) sẽ phụ thu 40% từ ngày 20 - 22 tháng chạp năm Nhâm Thìn; phụ thu 60% từ ngày 23 - 29 tháng Chạp năm Nhâm Thìn; phụ thu 20% từ mùng 1 đến hết mùng 3 Tết.

Các tuyến từ Sài Gòn đi Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ phụ thu 40% từ ngày 25 tháng Chạp năm Nhâm Thìn đến hết mùng 6 Tết. Các tuyến từ Sài Gòn đi Đồng Nai sẽ phụ thu 40% từ ngày 26 tháng Chạp năm Nhâm Thìn đến hết mùng 3 Tết. Các tuyến từ Sài Gòn đi các tỉnh miền Tây sẽ phụ thu 40% từ ngày 26 tháng chạp năm Nhâm Thìn đến hết mùng 2 Tết.

Dự kiến lượng khách đi lại năm nay sẽ tăng cao do kỳ nghỉ Tết kéo dài đến 9 ngày
 
Riêng các tuyến từ Sài Gòn đi các tỉnh từ Huế trở ra các tỉnh phía Bắc sẽ phụ thu từ ngày 15 tháng Chạp. Cụ thể, phụ thu 20% từ ngày 15 - 18 tháng chạp năm Nhâm Thìn và từ mùng 1 - 3 Tết; phụ thu 40% từ ngày 19 - 22 tháng Chạp năm Nhâm Thìn; phụ thu 60% từ ngày 23 - 29 tháng Chạp năm Nhâm Thìn.

Từ ngày 1 tháng Chạp năm Nhâm Thìn (12/1/2013), Bến xe miền Đông sẽ triển khai bán vé trước các vé của xe tăng cường trái tuyến, xe buýt và xe hợp đồng tăng cường cho khách đi từ ngày 23 đến 27 tháng Chạp (tức từ ngày 3/2/2013 đến ngày 7/2/2013). Địa điểm bán vé là quầy số 13 và 14 trong khuôn viên nhà ga của Bến xe miền Đông.

Tàu tăng giá đến 46%

Giá vé tàu Tết năm nay chia thành nhiều giai đoạn áp giá: 2 giai đoạn trước Tết (từ 14 - 20 tháng Chạp và từ 21 - 28 tháng Chạp), giai đoạn trong Tết (từ 29 tháng Chạp - mùng 3 Tết) và 2 giai đoạn sau Tết (từ mùng 4 - 12 Tết và từ 13 - 22 tháng Giêng). Với cách phân đoạn này, giá vé chỉ tăng từ 10 - 15% so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, nếu so giá vé trong thời gian cao điểm Tết với giá vé trước thời gian cao điểm thì mức tăng cao nhất lên đến 46%.

Cụ thể, khảo sát giá vé trên tuyến SE2 từ Sài Gòn đi Hà Nội dịp cao điểm Tết cho thấy, giá vé áp dụng trước ngày 14 tháng Chạp âm lịch thấp nhất là 680.000 đồng cho vé ngồi cứng, cao nhất là 1.643.000 đồng cho vé nằm mềm điều hòa tầng 1. Giá vé áp dụng từ 14 - 20 tháng Chạp đã tăng lên tương ứng là 776.000 đồng (tăng 14%) và 1.825.000 (tăng 11%). Giá vé áp dụng từ 21 - 28 tháng Chạp đã tăng lên tương ứng là 990.000 đồng (tăng gần 46% so với trước ngày 14 tháng Chạp) và 1.990.000 đồng (tăng hơn 21% so với trước ngày 14 tháng Chạp).
 
Bảng giá vé tàu SE2 đi từ Sài Gòn đến Hà Nội dịp cao điểm Tết 2013
 
Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, luồng hành khách trong dịp Tết di chuyển không cân đối, chỉ tập trung đi từ Nam ra Bắc trong giai đoạn trước Tết và ngược lại trong giai đoạn sau Tết. Do đó, ngành đường sắt phải điều chỉnh giá vé để bù đắp chi phí chạy rỗng (chiều vắng khách) và giãn bớt hành khách đi vào ngày cao điểm.

Theo ga Sài Gòn, để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong những ngày cao điểm tết, bên cạnh 10 đôi tàu Thống Nhất được tăng thêm, các tuyến tàu địa phương như Sài Gòn - Huế, Sài Gòn - Quy Nhơn, Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Phan Thiết đều tăng thêm 1 đôi tàu. Dự kiến năm nay các ga từ Sài Gòn đến Đà Nẵng sẽ bán 160.000 vé tàu ra phía Bắc trong dịp cao điểm Tết.

 

(Theo VEF)

  • Thị trường ô tô Việt qua 10 tháng bết bát
  • Chỉ ngừng xả quỹ, không giảm giá bán lẻ xăng dầu
  • Loay hoay bài toán tiêu thụ đường
  • Giá lúa gạo giữ đà tăng
  • Cảnh báo nhập siêu toàn diện từ Trung Quốc
  • Giá sữa Việt Nam cao hay thấp?
  • Thị trường gas: Chưa hết chuyện buồn
  • Trung Quốc giảm mua, ngao tắc đầu ra
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo