Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các mặt hàng nhập khẩu chính trong tháng 1/2010

 

Tổng cục Hải quan Việt Nam vừa công bố báo cáo cho biết, trong tháng 1/2010, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt 5,96 tỷ USD, giảm 19,4% so với tháng 12/2009. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 2,39 tỷ USD, giảm 17,6% và chiếm 40,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

-Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

Trong tháng nhập khẩu 1,06 tỷ USD, giảm 26,6% so với tháng 12/2009, chiếm 17,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Tháng 1/2009, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc: 384 triệu USD, Nhật Bản 163 triệu USD, Đức 79 triệu USD, Hàn Quốc 70,5 triệu USD, Đài Loan 61 triệu USD, Hoa Kỳ 56 triệu USD…

-Xăng dầu các loại

Trong tháng lượng nhập khẩu xăng dầu các loại là 737 nghìn tấn, giảm 21,1% so với tháng trước. Đơn giá bình quân tăng nhẹ 3,6% nên kim ngạch nhập khẩu là 446 triệu USD, giảm 18,2% so với tháng 12/2009.

Trong đó, xăng nhập khẩu trong tháng là 159 nghìn tấn với trị giá là 105 triệu USD; Diesel 393 nghìn tấn, trị giá là 239 triệu USD; Mazut 115 nghìn tấn, trị giá 52,7 triệu USD; nhiên liệu bay 65 nghìn tấn, trị giá 45 triệu USD; dầu hoả 5,2 nghìn tấn, trị giá 3,1 triệu USD.

Thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam là Singapore 354 nghìn tấn, chiếm gần 48,1% tổng lượng xăng dầu nhập vào Việt Nam. Tiếp theo là Trung Quốc 159 nghìn tấn, Đài Loan 100 nghìn tấn, Hàn Quốc 30 nghìn tấn….

-Phân bón các loại

Trong tháng nhập khẩu 506 nghìn tấn, giảm 5,3% so với tháng 12/2009 và trị giá là 146 triệu USD, gảim 14,3%.

Trong đó lượng phân Ure nhập khẩu trong tháng là 207 nghìn tấn, trị giá 65,7 triệu USD; phân NPK 27,6 nghìn tấn, trị giá 9,6 triệu USD; phân DAP 58 nghìn tấn, trị giá 23,9 triệu USD; Phân SA153 nghìn tấn, trị giá 20,4 triệu USD; phân Kali 41,8 nghìn tấn, trị giá 18,8 triệu USD.

Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp phân bón cho Việt Nam trong tháng 1/2010 với 162 nghìn tấn, tiếp theo là Nga 69 nghìn tấn, Hàn quốc 62 nghìn tấn, Malaixia 28 nghìn tấn, Canada 12 nghìn tấn…

-Sắt thép

Trong tháng nhập khẩu 609 nghìn tấn, giảm 25,1% và trị giá 325 triệu USD, giảm 25,1% và trị giá 325 triệu USD, giảm 35,5% so với tháng trước. Trong đó, lượng phôi thép nhập khẩu trong tháng là 169 nghìn tấn và trị giá là 80 triệu USD.

Các đối tác chính cung cấp mặt hàng sắt thép cho Việt Nam trong tháng 1 năm 2010 như Hoa Kỳ 98,4 nghìn tấn, Hàn Quốc 83,9 nghìn tấn, Nhật Bản 80,5 nghìn tấn, Đài Loan 53,7 nghìn tấn…

-Chất dẻo nguyên liệu

Trong tháng nhập khẩu 169 nghìn tấn với trị giá là 253 triệu USD, giảm 10,3% về lượng và 7,9% về trị giá so với tháng 12/2009.

Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu trong tháng 1/2010 có xuất xứ chủ yếu từ thị trường Hàn quốc 33,1 nghìn tấn, Đài Loan 23,9 nghìn tấn, Thái Lan 19,4 nghìn tấn, Singapore 12,9 nghìn tấn….

-Ôtô nguyên chiếc, linh kiện và phụ tùng

Trong tháng nhập khẩu 3,4 nghìn ôtô nguyên chiếc, giảm 69,6% so với tháng trước, với trị giá là 54,6 triệu USD. Trong đó, lượng nhập khẩu ôtô 9 chỗ ngồi trở xuống là 2,4 nghìn chiếc, ôtô trên 9 chỗ ngồi là 35 chiếc và ôtô tải là 832 chiếc.

Hết tháng 1/2010, Hàn Quốc là thị trường chính mà Việt Nam nhập khẩu ôtô nguyên chiếc với 1,7 nghìn chiếc, tiếp theo là Nhật Bản 485 chiếc, Hoa Kỳ 457 chiếc, Trung Quốc 117 chiếc. Lượng ôtô nguyên chiếc nhập từ 4 thị trường này chiếm tới 80,7% tổng lượng nhập của cả nước.

Trong tháng 1/2010, trị giá linh kiện và phụ tùng ôtô các loại nhập khẩu là 175 triệu USD, gảim 19,6% so với tháng 12/2009.

-Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Trong tháng nhập 370 triệu USD, giảm 16,1% so với tháng trước. Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Singapore với 119 triệu USD, Nhật Bản 71,3 triệu USD, Singapore 30,4 triệu USD, Đài Loan 29,2 triệu USD…

 

(Theo Vinanet)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Kính nổi nhập khẩu sẽ không áp dụng biện pháp tự vệ tại Việt Nam
  • Tháng 1/2010 xuất khẩu trên 27,4 triệu USD nhuyễn thể thân mềm
  • Nhập đường, liệu giá có giảm?
  • Hoàn thuế GTGT ngay cho hàng hoá xuất khẩu
  • Hai tháng nhập siêu 1,6 tỷ USD
  • Ấn Độ: Xuất khẩu hạt điều tiếp tục giảm
  • Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tăng mạnh
  • Cao su xuất khẩu được giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo