Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháng 1/2010 xuất khẩu trên 27,4 triệu USD nhuyễn thể thân mềm

Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới cũng như việc giảm thuế nhập khẩu tại một số thị trường nhập khẩu chính như Nhật Bản và mới đây là Hiệp định tự do ASEAN - Trung Quốc có hiệu lực sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn cho các mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong năm 2010, trong đó có mặt hàng nhuyễn thể thân mềm (bao gồm mực, bạch tuộc, nghêu, sò…).

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, tháng 1/2010, cả nước đã xuất khẩu được 7,4 nghìn tấn nhuyễn thể thân mềm, trị giá trên 27,4 triệu USD. Thị trường nhập khẩu chính là EU, Nhật Bản, Trung Quốc & Hồng Kông và ASEAN.

Tháng 1/2010, EU là thị trường nhập khẩu nhuyễn thể thân mềm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 28,37% thị phần xuất khẩu của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể thân mềm sang khối thị trường này đạt gần 7,8 triệu USD, tương đương với gần 2,6 nghìn tấn. Trước nguy cơ có thể tuột mất thị trường EU “béo bở” do những rào cản kỹ thuật, những yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt và những tiêu chuẩn mới khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt những khó khăn của việc thực thi Quy định IUU, các doanh nghiệp nhuyễn thể thân mềm Việt Nam đã nỗ lực đồng hành cùng ngư dân, các chủ tàu và nậu vựa thực hiện tốt việc chứng thực nguồn gốc và cấp giấy chứng nhận cho hải sản khai thác xuất khẩu sang EU.

Ngoài EU, xuất khẩu nhuyễn thể thân mềm sang Nhật Bản trong tháng 1/2010 cũng đạt được kết quả đáng mừng. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt gần 4,5 triệu USD, chiếm 16,38% thị phần xuất khẩu của Việt Nam. Theo các doanh nghiệp Việt Nam, xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu mặt hàng nhuyễn thể thân mềm nói riêng sang Nhật Bản trong năm 2010 sẽ khả quan hơn năm 2009 nhờ Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Theo đó, từ ngày 1/10/2009, 64 trong số 330 mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản đã được giảm thuế nhập khẩu, chiếm tới 71% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Trung Quốc & Hồng Kông và ASEAN cũng là những thị trường được chú trọng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2010. Tháng 1/2010, thị phần xuất khẩu nhuyễn thể thân mềm sang các thị trường này đạt gần 12%. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc & Hồng Kông đạt trên 1,7 triệu USD và sang ASEAN đạt 1,4 triệu USD.

Bên cạnh những thuận lợi xuất khẩu, các doanh nghiệp nhuyễn thể thân mềm Việt Nam vẫn tiếp tục “đau đầu” với bài toán nguyên liệu để sản xuất, xuất khẩu trong khi chi phí đầu vào như vốn, giá thức ăn chăn nuôi và giá xăng dầu ngày càng tăng cao, đặc biệt là thuế nhập khẩu nguyên liệu một số mặt hàng vẫn ở mức cao. Do vậy, hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động được khoảng từ 50 - 70% công suất.

(Theo Vinanet)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Nhập đường, liệu giá có giảm?
  • Hoàn thuế GTGT ngay cho hàng hoá xuất khẩu
  • Hai tháng nhập siêu 1,6 tỷ USD
  • Ấn Độ: Xuất khẩu hạt điều tiếp tục giảm
  • Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tăng mạnh
  • Cao su xuất khẩu được giá
  • Xuất khẩu chờ thị trường hồi phục
  • Tham khảo giá xuất, nhập khẩu ngày 26/2/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo