Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các mặt hàng nhập khẩu trong tháng 2/2010 đều có kim ngạch tăng trưởng dương

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 2/2010, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá cả nước là 5,07 tỷ ÚD, giảm 14,9% so với tháng trước, trong đó xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 2,03 tỷ USD. 2 tháng đầu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu tăng 3,39 tỷ USD so với tất cả các mặt hàng tăng trưởng dương. Một nửa trong số đó tăng trên 60% và 8 nhóm tăng trên 100% như: nguyên phụ liệu thuốc lá tăng 187%, thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 139,6%, cao su tăng 104,9%, bông tăng 186,3%, đá quý và kim loại quý tăng 1302%, kim loại thường tăng 127,4%, sản phẩm từ kim loại thường tăng 105,4%, linh kiện và phụ tùng ôtô tăng 156,6%.

Dưới đây là điển hình tình hình nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu:

*Phân bón:

Trong tháng, cả nước nhập khẩu gần 243 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá gần 85 triệu USD. Tính đến hết tháng 2/2010, lượng phân bón cácl oại nhập gần 748 nghìn tấn, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2009, đạt trị giá 231 triệu USD.

Mặt hàng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam 2 tháng năm 2010 chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với gần 258 nghìn tấn, Nga 97 nghìn tấn, Hàn Quốc 62,3 nghìn tấn, Philippin 54 nghìn tấn.

*Xăng dầu:

Trong tháng, lượng nhập khẩu xăng dầu đạt 947 nghìn tấn, trị giá 557,5 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu xăng dầu của cả nước đạt 1,67 trỉệu tấn, giảm 14,6% so với cùng kỳ. Do giá nhập khẩu xăng dầu bình quân tăng mạnh (49%) nên trị giá nhập khẩu là 997 triệu USD, tăng 27,5%.

Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong hai tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ Singapore, với 638 nghìn tấn, tiếp theo là Trung Quốc 259 nghìn tấn, Đài Loan 223 nghìn tấn, Hàn Quốc 157 nghìn tấn, Malaysia 153 nghìn tấn…

*Sắt thép các loại

Tháng 2, cả nước nhập khẩu gần 532 nghìn tấn sắt thép các loại, giảm 12,7% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng , lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước là hơn 1 triệu tấn, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2009 với trị giá đạt được là 656 triệu USD.

Nhóm hàng sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Nhật Bản với 234 nghìn tấn, Nga 179 nghìn tấn, Hàn Quốc 168 nghìn tấn, Trung Quốc 159 nghìn tấn…

*Nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày

Trong tháng, nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày đạt 492 triệu USD, giảm 18,3% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng 2010 lên 1,09 tỷ USD, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là 585 triệu USD, tăng 22,3%; nguyên phụ liệu 283 triệu USD, bông 90 triệu USD (56,7 nghìn tấn) và xơ sợi là 143 triệu USD (74,4 nghìn tấn).

Trong 2 tháng 2010, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 318 triệu USD, tăng 63%; Đài Loan 202 triệu USD, tăng 15%; Hàn Quốc 199 triệu USD tăng 27%; Nhật Bản 65,4 triệu USD, giảm 3,8%; Hồng Kông 51,8 triệu USD, tăng 25%...

*Thức ăn gia súc và nguyên liệu

Trong tháng, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 192 triệu USD, tăng 28,9% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong hai tháng lên gần 353 triệu USD, tăng mạnh 139,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, mặt hàng khô dầu đậu tương nhập khẩu trong tháng là 284 nghìn tấn, tăng 30,2% với trị giá 132 triệu USD, nâng lượng nhập khẩu 2 tháng lên gần 502 nghìn tấn với trị giá là 230 triệu USD, chiếm 65% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này.

Ấn Độ là thị trường dẫn đầu và là thị trường ổn định cung cấp thức ăn gia súc và nguyên liệu cho Việt Nam với kim ngạch là 98 triệu USD, tăng 7%. Đứng thứ hai là Achentina với 83 triệu USD. Tiếp theo là các thị trường Hoa Kỳ 69 triệu USD, tăng 911%; Trung Quốc 21 triệu USD, tăng 144%... so với cùng kỳ năm 2009.

*Nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ôtôtrong tháng đạt gần 131 triệu USD, giảm 25,4% so với tháng 1, nâng tổng giá trị nhập khẩu trong hai tháng lên gần 278 triệu USD, tăng 156,6% so với cùng kỳ năm 2009.

*Chất dẻo nguyên liệu

Tháng 2/2010, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu đạt 128 nghìn tấn, giảm 24,5% so với tháng trước và đạt trị giá 199 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của cả nước là 298 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước và đạt trị giá là 455 triệu USD.

Cung cấp chủ yếu mặt hàng này trong 2 tháng đầu năm cho Việt Nam là Hàn Quốc với 60,8 nghìn tấn, tăng 16,9% so với cùng kỳ; Đài Loan 41,4 nhìn tấn, giảm 5,6%, A rập Xêút 39 nghìn tấn, giảm 14,6%...

*Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

Trong tháng, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 754 triệu USD, giảm 29,2% so với tháng trước, tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng nàyd dạt 1,83 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ.

Thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 2 tháng đầu năm là Trung Quốc với 613 triệu USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ; Nhật Bản 317 triệu USD, tăng 3,23%; Đức 138 triệu USD, tăng 78,8%, Hàn Quốc 112 triệu USD, giảm 1%; Đài Loan 103 triệu USD, tăng 49%...

 

Vinanet

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Xuất khẩu tháng 3 tăng đột biến
  • Top 10 nước xuất nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới
  • Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu giày dép
  • Xuất khẩu Nhật Bản tăng kỷ lục
  • 29 doanh nghiệp xuất khẩu tôm được giảm thuế
  • Nhà xuất khẩu gạo bắt tay với thương lái
  • Trung Quốc: Sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hóa Mỹ
  • Thị phần hàng Việt Nam ở Campuchia tăng mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo