Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lúng túng quản lý nhập khẩu bia

Bộ Công Thương cho rằng mặt hàng này nhạy cảm, không khuyến khích nhập khẩu. Thế nhưng một khi đã “thả cửa” cho phép doanh nghiệp thực hiện thì không khuyến khích liệu có được không?

Mới đây, UBND TP.HCM đã chấp thuận cho Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam (VBL) được bổ sung chức năng xuất nhập khẩu bia và phân phối bán buôn bia. VBL cũng có kế hoạch nhập khẩu 400.000 thùng bia lon Heineken phục vụ thị trường tết.

Xin nhập bia mùa tết


Số bia này tương đương 3,16 triệu lít bia. VBL đã đặt hàng các nhà máy bia ở Thái Lan và Singapore sản xuất. Trong đó có 350.000 thùng (gần 2,8 triệu lít bia) đã được sản xuất và đóng gói xong.

Theo kế hoạch, số lượng bia này không nhập khẩu cùng một lúc. VBL dự tính nhập trong ba tháng, tháng 11-2010 nhập 100.000 thùng, hai tháng tiếp theo nhập 150.000 thùng/tháng. VBL cũng giải thích số lượng bia này chỉ tương đương với sản lượng bia trong một tuần sản xuất tại nhà máy bia của VBL và vẫn thấp hơn lượng bia thiếu hụt theo nhu cầu thị trường.

Trong văn bản gửi UBND TP.HCM, VBL cũng nói rõ việc nhập khẩu này nhằm giúp VBL khắc phục tình trạng thiếu hụt bia Heineken trên thị trường tết 2011, bình ổn giá cả và giảm thiểu khả năng đầu cơ tích trữ bia của các thương nhân vào những tháng tết.

VBL cũng “than” rằng theo quy định về quản lý chất lượng của chủ sở hữu nhãn hiệu, nếu không nhập khẩu 350.000 thùng bia thành phẩm nói trên về Việt Nam thì sẽ phải tiến hành tiêu hủy. Nếu vậy, VBL phải chịu chi phí đến 2,4 triệu USD, bao gồm cả phí lưu kho.

Cho nhập bia quanh năm?

Việc nhập khẩu bia nói trên liên quan đến hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép đầu tư của VBL. Vào tháng 4-2010, VBL nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong đó, VBL xin bổ sung hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bia.

Trong thời gian chờ giải quyết hồ sơ này, vào cuối tháng 6-2010, VBL xin nhập khẩu 650.000 thùng bia lon Heineken để đáp ứng nhu cầu thị trường bia tăng mạnh nhân dịp lễ Quốc khánh và mùa tết 2011. Đến đầu tháng 8 thì Bộ Công Thương có văn bản đồng ý cho VBL nhập số bia này “sử dụng vào việc tiếp thị, nghiên cứu thị trường”. Tuy nhiên, cuối tháng 8 thì Bộ Công Thương lại thu hồi văn bản này.

Tuy nhận định bia không phải là mặt hàng cấm nhập nhưng trước sự việc thu hồi trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM phải hỏi lại ý kiến của Bộ Công Thương cho rõ về chủ trương chấp thuận hay không chấp thuận cho VBL nhập khẩu bia. Giữa tháng 11, Bộ có văn bản đồng ý cho VBL nhập khẩu, phân phối bán buôn bia. Tuy nhiên, công văn này cũng nói rõ “bia và nước giải khát có gas là những mặt hàng nhạy cảm, không thuộc diện tiêu dùng thiết yếu, không khuyến khích nhập khẩu và là đối tượng cần kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu cũng như thời điểm nhập khẩu. Theo đó, đề nghị cơ quan quản lý có văn bản yêu cầu VBL trước mỗi chuyến hàng nhập khẩu phải báo cáo cụ thể về số lượng, trị giá và thời gian dự kiến nhập khẩu rồi mới được thực hiện”.

Hiện nay, việc nhập khẩu bia chỉ bị ràng buộc bởi giấy phép nhập khẩu tự động. Việc báo cáo số lượng, trị giá và thời gian nhập hàng cũng nằm trong nội dung giấy phép này. Cho rằng bia là mặt hàng nhạy cảm, không khuyến khích nhập khẩu nhưng các cơ quan quản lý không có cơ sở nào để từ chối cấp phép nếu VBL xin nhập khẩu bia quanh năm với số lượng lớn như trên. Đó chỉ mới là VBL, chưa tính đến các doanh nghiệp khác.

Không cho nhập “đồ uống lên men”

Ngày 15-12, UBND TP có văn bản nêu ý kiến chấp thuận cho VBL thực hiện quyền xuất nhập khẩu bia và phân phối bán buôn bia (không lập cơ sở bán buôn) “trong tình hình hiện nay”. Đồng thời giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm việc lại với VBL thẩm tra lại hồ sơ, trong đó lưu ý quy định các điều kiện ràng buộc chặt chẽ về việc nhập khẩu bia đúng quy định hiện hành và chú ý mở rộng sản xuất để hạn chế - không nhập khẩu bia.

Ngoài việc xin bổ sung hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối bia, VBL còn xin nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối đồ uống lên men. Tuy nhiên, trong văn bản ngày 15-12, UBND TP chỉ đưa ra ý kiến chấp thuận cho phần bia và “chưa xem xét điều chỉnh bổ sung đối với đồ uống lên men”.

Các lúng túng trong việc giải quyết hồ sơ “nhập khẩu bia” VBL cho thấy cơ quan quản lý dù thấy mặt hàng này “nhạy cảm”, “không khuyến khích nhập khẩu” nhưng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý.

(Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Xuất khẩu cao su dự kiến đạt 2,3 tỷ USD năm 2010
  • Xuất nhập khẩu Nga-Việt Nam đạt mức tăng gấp đôi
  • Việt Nam giảm dần việc nhập khẩu phôi thép
  • Sẽ dừng xuất khẩu khoáng sản thô
  • Xuất khẩu vượt 3 lần chỉ tiêu Quốc hội đề ra
  • Thịt đông lạnh nhập khẩu về nhiều
  • Những sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc 10 tháng đầu năm 2010
  • Xuất, nhập khẩu năm 2010 đã cán đích
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo