Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu cá tra vào Mỹ- khó lại càng khó

Sắp đến thời điểm Bộ thương mại Mỹ có quyết định chính thức (tháng 3/2011) về việc nâng mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam, trong đó có một số doanh nghiệp (DN) bị áp thuế đến mức 130%, nên các DN doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào thị trường này như đang “ngồi trên lửa”.
 
Tháng 9/2010, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả hành chính sơ bộ đợt xem xét thuế chống bán phá giá cá tra lần thứ sáu (POR6), giai đoạn từ ngày 1/8/2008 đến 31/7/2009. Theo đó, bắt đầu từ tháng 3/2011, cá tra xuất khẩu của một số DN bị đơn xem xét xuất khẩu sang Mỹ phải chịu mức thuế 130% và các DN khác phải chịu mức thuế chung là 63% khi nhập khẩu vào thị trường này. Mức thuế này được coi là cao hơn nhiều so với các đợt xem xét trước đó.

Theo nguyên tắc kinh doanh quốc tế, nếu phải đóng thuế chống bán phá giá thì nhà nhập khẩu phải chịu phần này. Giả dụ như, DN thủy sản Việt Nam xuất khẩu lô hàng cá tra trị giá 10 triệu USD, nếu theo mức thuế chống bán phá giá là 130% thì DN nhập khẩu Mỹ sẽ phải đóng mức ký quỹ trước cho hải quan 13 triệu USD, cho đến đợt xem xét chống bán phá giá tiếp theo DOC mới quyết định có hoàn trả lại hay không. Như vậy, khi Mỹ có quyết định chính thức về mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam thì các DN Việt Nam cũng không phải tốn chi phí cho phần thuế này. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là giá cá tra ở thị trường nhập khẩu sẽ tăng vọt (cộng với thuế) so với trước, dẫn đến người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm khác thay thế và tất nhiên nhà nhập khẩu cũng sẽ “chia tay” với cá tra Việt Nam.

Khi đó, việc áp dụng thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam của Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến khối lượng và giá trị xuất khẩu vào thị trường này, mà nó còn có tác động tiêu cực đối với các thị trường khác theo “phản ứng dây chuyền”. Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): thị trường thế giới giống như một bình liên thông với nhau. Nếu DN không bán hàng được ở thị trường này, họ sẽ tìm bán tại một nơi khác. Khi mà tập trung quá đông ở một thị trường thì tất yếu giá sẽ giảm, thậm chí còn bị đối tác nhập khẩu ép giá. Chưa kể lúc đó có nguy cơ các nước khác tiếp lại “bắt chước” Mỹ đưa ra thuế chống bán phá giá đối với con cá tra Việt Nam.

Từ trước đến nay, Mỹ không xem Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường do đó để điều tra chống bán phá giá cá tra Việt Nam, Mỹ thường chọn nước thứ ba thay thế để làm cơ sở so sánh chi phí đầu vào. Trong những lần xem xét trước, Mỹ lấy Bangladesh (nước có nền kinh tế và công nghệ nuôi cá tra tương đương Việt Nam) làm nước thay thuế để điều tra thuế chống bán phá giá nhưng lần này Mỹ lại chọn Philippines.

Hiện nay, các chi phí đầu vào sản xuất cá tra của Philippines đều cao hơn rất nhiều so với Việt Nam và Bangladesh. Cụ thể như, giá thức ăn cho cá tra Việt Nam chỉ khoảng 0,5 USD/kg còn tại Philippines xấp xỉ những 2 USD/kg, mức chi phí nguyên liệu của Philippines cao hơn Bangladesh 2,5 lần, chi phí nhân công cao gấp đôi và chi phí quản lý cao hơn đến 40%. Đó là chưa kể Philippines là nước chưa có nghề nuôi cá tra phát triển như ở Việt Nam, họ chỉ sản xuất được 12 tấn cá trên 36 ao, thấp hơn 10 lần so với Bangladesh và nước này chưa bao giờ xuất khẩu cá tra. Do đó, việc sử dụng Philippines làm nước thay thuế để điều tra thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam- một nước hàng đầu về nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu trên thế giới- là hoàn toàn không hợp lý.

Với tinh thần trách nhiệm và bằng tất cả khả năng của mình, VASEP đang tiến hành đàm phán với DOC theo đúng lịch trình của đợt xem xét trước khi phía Mỹ đưa ra kết luận cuối cùng vào tháng 3/2011. Hiện những thông tin, tư liệu cần thiết cho quá trình xem xét này đã được VASEP cung cấp cho phía DOC, đồng thời thuyết phục DOC lấy Bangladesh làm quốc gia thay thế trong việc tính giá thành sản phẩm cá tra chứ không phải là Philippines như trong kết luận sơ bộ. “Tuy nhiên, dù bất luận kết quả thế nào chăng nữa, các nhà chế biến xuất khẩu cá tra Việt Nam cũng không thể chấp nhận mức thuế áp đặt một cách vô lý như vậy”- ông Hoè nhấn mạnh.

Càng ngày các DN xuất khẩu càng gặp nhiều khó khăn hơn, từ vấn đề chất lượng, giá cả cho đến các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, gian lận thương mại, …. Tháng 3 tới đây, nếu cá tra Việt Nam bị áp thuế vào thị trường Mỹ thì các DN xuất khẩu cá tra vào thị trường này “khó sống”. Theo ông Nguyễn Văn Phấn- Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần chế biến thủy sản Hiệp Thanh (Cần Thơ)- mức thuế 0-5% đã gây khó khăn cho DN xuất khẩu vào Mỹ, nếu chịu mức thuế 130% thì không có bất cứ DN nào có thể bán được tại thị trường này.

(Báo Công Thương Điện Tử)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Khách hàng Châu Âu chấp nhận giá sàn xuất khẩu cá tra Việt Nam
  • Sẽ nhập khẩu khoảng 100.000 tấn thịt trong 2011
  • Xây dựng chính sách cho chiến lược xuất khẩu tôm và gạo
  • Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ tăng mạnh
  • Hạn chế xuất khẩu, đảm bảo đủ thịt cho Tết
  • Nhập khẩu ôtô Thái Lan, Indonesia
  • Lúng túng quản lý nhập khẩu bia
  • Xuất khẩu cao su dự kiến đạt 2,3 tỷ USD năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo