Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc sẽ thuận lợi hơn

Mặc dù luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro Trung Quốc vẫn được coi là thị trường lớn nhất cho đầu ra của vải thiều.

Đóng hộp vải thiều chuẩn bị xuất khẩu sang Trung Quốc
Đóng hộp vải thiều chuẩn bị xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nhằm hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ vải thiều, nhất là khi phải vận chuyển với quãng đường xa, tình hình thông tin không chính xác nên khó điều tiết lượng vải thiều cho phù hợp, năm nay đoàn xúc tiến thương mại (XTTM) của Sở Công thương vừa có đợt làm việc quan trọng với Sở Công thương, Ban kinh tế cửa khẩu và chính quyền của hai tỉnh Lào Cai và Hà Giang nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình xuất khẩu vải thiều.

Đặc biệt, cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai) được coi như là điểm nút cho chương trình XTTM đợt này bởi hàng năm lượng vải thiều tươi đi qua thường chiếm khoảng 35-40% tổng sản lượng toàn tỉnh.

Thông qua các buổi làm việc giữa các bên, đoàn đã thu được nhiều kết quả có tác động lớn đến việc tiêu thụ vải thiều năm nay. Theo những văn bản ghi nhớ được ký giữa Sở Công thương Bắc Giang và phía tỉnh Lào Cai thì các đơn vị bạn sẽ thành lập một bộ phận chuyên trách để thông báo diễn biến hàng ngày về số lượng xe hàng, giá cả, những thuận lợi khó khăn đang diễn ra tại cửa khẩu. Sở Công thương Bắc Giang sẽ cập nhật những thông tin này tại website http://www.bacgiangintrade.gov.vn để cung cấp cho các thương nhân, người trồng vải nhằm có những biện pháp thu hái, bảo quản một cách hợp lý.

Về thủ tục cấp C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hoá) cho vải thiều, Sở Công thương Lào Cai sẽ làm thủ tục cấp cho các thương nhân kinh doanh vải thiều một cách thuận lợi và thông thoáng nhất. Thời gian cấp sẽ được ưu tiên một cách tối đa, kể cả ngoài giờ hành chính và ngày nghỉ. Ban kinh tế cửa khẩu của tỉnh này cũng hứa sẽ ưu tiên cho các xe vải thiều được xuất khẩu vào giờ đầu của mỗi ngày. Đồng thời tăng cường lực lượng bốc vác, sắp xếp, vận tải, vệ sinh tại cửa khẩu trong suốt mùa vụ xuất khẩu vải thiều.

Nhằm hạn chế tình trạng ách tắc và bảo đảm thông quan nhanh chóng, đơn vị này cũng sẽ phối hợp với các đối tác Trung Quốc đưa khoảng 40 xe cơ giới chuyên dùng để vận chuyển vải thiều qua biên giới, thay thế những xe kéo tay thô sơ trước đây. Đặc biệt, đầu tháng 6 này, Sở Công thương Lào Cai sẽ bàn và đưa vào biên bản ghi nhớ với phía đối tác Trung Quốc về việc chuyển địa điểm xuất khẩu vải thiều chính ngạch từ cửa khẩu Hà Khẩu sang cửa khẩu Kim Thành bắt đầu từ năm 2010.

Tại Hà Giang, tuy lượng vải thiều xuất khẩu qua đây không nhiều, mỗi năm khoảng 200 tấn (thông qua cửa khẩu Thanh Thuỷ), nhưng để xây dựng những cơ sở thuận lợi cho những năm tiếp theo, đoàn cũng đã làm việc và được chính quyền cơ sở và các ngành chức năng ủng hộ tạo điều kiện thông thoáng nhất cho các thương nhân xuất khẩu vải thiều qua cửa khẩu này.

Năm nay, sản lượng vải thiều của toàn tỉnh Bắc Giang - vựa vải lớn nhất cả nước đạt hơn 126 nghìn tấn, tương đương với năm 2009 và bằng khoảng 60% so với năm 2008. Trong những năm trước đây, Trung Quốc vẫn thường tiêu thụ khoảng 50% sản lượng vải thiều tươi của Bắc Giang. Năm nay cũng không ngoại lệ và có khả năng còn cao hơn bởi vải thiều bên phía Trung Quốc cũng bị mất mùa.

(Theo Nguyễn Trường // Tienphong Online)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo