Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Canada - thị trường triển vọng cho xuất khẩu đồ chơi Việt Nam

Đồ chơi xuất xứ từ Việt Nam là một trong những mặt hàng có triển vọng kinh doanh tốt tại thị trường Canada. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam sang Canada luôn có xu hướng tăng do người tiêu dùng Canada đã nhận thấy nhiều mặt hàng đồ chơi giá rẻ của Trung Quốc có chất lượng rất thấp.

Năm 2008 và năm 2009 là những năm kinh doanh không mấy sáng sủa của thị trường đồ chơi và trò chơi truyền thống tại Canada. Chỉ duy nhất lĩnh vực đồ chơi lắp ghép có doanh thu tăng do có một loạt các đồ chơi điện tử (chạy bằng pin) mới được đưa ra thị trường và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

Giai đoạn 2008-2009 khó khăn, thách thức đối với ngành kinh doanh đồ hcơi và trò chơi truyền thống ở Canada khi số lượng lớn hàng thu hồi và sự cạnh tranh mới từ trò chơi điện tử, loại trò chơi đạt kỷ lục bán ra vào năm 2008. Năm 2008, một loạt các phân fmềm trò chơi điện tử được phát hành gồm Grand Theft Auto IV đã mang lại doanh thu cũng như củng cố vị trí vững chắc trên thị trường. Năm 2008, doanh thu bán hàng đồ chơi và trò chơi truyền thống đạt 1,49 tỷ đôla Canada, chiỉtăng nhẹ so với 1,47 tỷ đôla Canda của năm 2007, do ngày càng nhiều trẻ em ngừng chơi Bratz hoặc Batman để chuyển sang viedeo game và các loại hình giải trí khác. Các loại đồ chơi như búp bê, nhân vật nổi tiếng, đồ chơi lắp ghép , trò chơi trong nhà và ngoài trời, mô hình các phương tiện vận tải, đồ chơi mềm (thú nhồi bông) có doanh thu tăng, trong khi các loại đồ chơi khác như đồ chơi dành cho trẻ sơ sinh, đồ chơi dành cho trẻ em trước tuổi đến trường có doanh thu giảm. Giai đoạn 2003-2008, tổng mức tăng trưởng doanh thu bán lẻ của lĩnh vực này là 2,5%. Năm 2009, dự kiến doanh thu bán hàng đồ chơi và trò chơi truyền thống cũng không mấy khả quan, chỉ đạt 1,5 tỷ đôla Canada.

Thị trường đồ chơi và trò chơi truyền thống ở Canada được phân đoạn theo lứa tuổi và giới. Dân số trong độ tuổi từ 0-14 tuổi ở Canada dự kiến sẽ giảm từ 5,57 triệu người trong năm 2008 xuống còn 5,51 triệu người trong năm 2013, mặc dù số dân từ 0-6 tuổi dự kiến sẽ tăng và giúp đẩy cao doanh số các đồ chơi cho trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo. Các sản phẩm đắt tiền có thể sẽ bù vào phần thâm hụt trong tổng doanh số.

Do số lượng người già là phụ huynh của các bà mẹ trẻ tăng, nhóm khách hàng này sẽ chiếm thị phần lớn hơn trong thị trường đồ chơi và trò chơi.Nhóm dân số này sẽ giữ vai trò quan trọng cho các nhà san xuất đồ chơi, nhà phân phối do họ có thể mua những sản phẩm có giá trị lớn như các bộ đồ chơi ngoài trời.

Đồ chơi và trò chơi ở Canada được phân phối bán buôn từ các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhiều nhà phân phối vừa thực hiện chức năng bán buôn vừa trực tiếp bán lẻ tới người tiêu dùng cuối cùng. Đối với hệ thống bán lẻ, từ khi thâm nhập thị trường Canada năm 1994, Wal-Mart tiếp tục chiếm ảnh hưởng lớn trên thị trường đồ chơi và trò chơi. Các cửa hàng cũ như Ealton và nhiều cửa hàng bán lẻ khác đã trở thành nơi tiêu thụ những sản phẩm giảm giá của Walmart. Đến năm 2007, Wal-Mart Canada trở thành nhà phân phối đồ chơi lớn nhất nước, với doanh số bán lẻ các đồ chơi truyền thống khoảng 31%. Vị trí thống lĩnh của Wal-Mart Canada đa giúp siêu thị bán lẻ tăng tỷ lệ doanh số từ 44,5% năm 1998 lên 53,3% năm 2008. Một kiểu cửa hàng bán lẻ phi truyền thống khác, ví dụ như Lo ndon Drug và Canadian Tire cũng đang mở rộng các sản phẩm, đặc biệt là trong giai đoạn Giáng sinh để thu hút các đối tượng khách hàng dừng là mua.

Để phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước, hàng năm Canada nhập khẩu khá nhiều loại đồ chơi và trò chơi từ Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Mêhicô, Thái Lan, Đức, Áo, Italia, Hồng Kông…

Đồ chơi xuất xứ từ Việt Nam là mọt trong những mặt hàng có triển vọng kinh doanh tốt tại thị trường Canada. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam sang Canada luôn có xu hướng tăng do người tiêu dùng Canada đã nhận thấy nhiều mặt hàng đồ chơi giá rẻ của Trung Quốc có chất lượng rất thấp. Vì vậy, một số nhà phân phối đã chuyển sang tìm sản phẩm thay thế có chất lượng tốt hơn ở các thị trường khác. Đây là cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, đồ chơi của Việt Nam vẫn bị bạn hàng đánh giá là có giá thành cao trong khi mẫu mã không phong phú, chủ yếu vẫn sản xuất theo mẫu do phía Canada cung cấp. Tỷ trọng xuất khẩu đồ chơi của Việt Nam sang Canada mới chỉ chiếm một con số rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu đồ chơi của nước này.

(Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo