Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cửa vào thị trường Ấn Độ rộng mở

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang Ấn Độ

 
 Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của
 Việt Nam sang Ấn Độ

Bộ Công Thương đanh trình Chính phủ phê duyệt Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG). Dự báo, khi Hiệp định được thực hiện sẽ mở ra một thị trường rộng lớn hơn, thuận lợi hơn cho hàng hóa Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, việc thành lập Khu Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn với trên 1,5 tỉ người tiêu dùng. Ấn Độ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ 7 (sau Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc…).

Thị trường 1,5 tỉ dân

Ngay từ năm 2007, kim ngạch thương mại giữa ASEAN - Ấn Độ đã đạt 37 tỉ USD. Chính vì vậy mà từ năm 2003, Ấn Độ là một đối tác được các quốc gia ASEAN lựa chọn để thiết lập khu vực thương mại tự do.

Quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ liên tục tăng trưởng mạnh. Trong 5 năm qua, khối lượng buôn bán giữa hai nước tăng trưởng bền vững và vượt ngưỡng 1 tỉ USD vào năm 2006 - 2007. Ấn Độ là thị trường đang không ngừng mở rộng với dân số trên 1,1 tỉ người, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ 2 ở Châu Á. Thị trường Ấn Độ dễ tính nên hàng hóa Việt Nam có cơ hội xâm nhập, nhất là khi các hàng rào thuế quan sẽ được dỡ bỏ đáng kể theo AITIG. Ấn Độ hiện đang có mức thuế suất trung bình ở mức cao trên thế giới nên việc Ấn Độ cắt giảm thuế theo cam kết sẽ tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam nhờ sự chênh lệch giữa thuế ưu đãi và thuế thông thường. Các sản phẩm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cũng chính là những sản phẩm chủ đạo xuất khẩu sang Ấn Độ như cà phê, hạt tiêu, chè, biên độ ưu đãi là không nhỏ, từ 28,5% đến 50%. Bên cạnh lợi ích thương mại, việc tham gia Hiệp định sẽ góp phần thu hút đầu tư trực tiếp từ Ấn Độ.

Thuế sẽ giảm thuế nào?

Ấn Độ cắt giảm thuế theo cam kết sẽ tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam

Báo cáo Chính phủ, Bộ Công Thương cũng thừa nhận một thực tế, thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa với Ấn Độ, Việt Nam cũng phải đương đầu với xu thế nhập siêu. Trong năm 2006 - 2007, xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam đạt 981,84 triệu USD, trong khi nhập khẩu hàng hóa của Ấn Độ từ Việt Nam chỉ ở mức 167,52 triệu USD.

Xu thế nhập siêu từ thị trường này được Bộ Công Thương phân tích là do khả năng xâm nhập thị trường của hàng Việt Nam còn hạn chế do hàng rào thuế quan Ấn Độ rất cao (thuộc loại cao nhất thế giới), hệ thống các biện pháp phi thuế quan rất phức tạp, kể cả các hàng rào định lượng như hạn ngạch, giấy phép, và các rào cản khác. Mặt khác hàng xuất khẩu của Việt Nam tương đối đơn giản, chủ yếu là nông sản, công nghiệp nhẹ, giá trị thấp. Tiếp nữa là cơ cấu sản xuất của hai nước khá tương đồng, những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu thì Ấn Độ cũng đầu tư, sản xuất, nhất là nhóm nông sản, điện, điện tử, hàng may mặc…

Tuy nhiên Bộ Công Thương khẳng định, xét về cơ cấu nhập khẩu thì tình trạng nhập siêu không đến mức quá lo ngại. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam đều là nguyên vật liệu thiết yếu phục vụ sản xuất như sắt thép, phân bón, dược phẩm (chiếm đến 90% kim ngạch).
 
AITIG  gồm 24 điều với nội dung chính là xây dựng các lộ trình cam kết giảm thuế quan của ASEAN - Ấn Độ. Nhìn chung AITIG tương tự các hiệp định về khu vực thương mại tự do khác của ASEAN mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
 

1 tỷ USD kim ngạch buôn bán Việt - Ấn từ 2006-2007 chắc chắn sẽ bị vượt rất xa

Hiệp định quy định 5 danh mục có tiến độ và mức độ giảm thuế khác nhau bao gồm: Danh mục giảm thuế thông thường (NT); Danh mục nhạy cảm (SL), Danh mục nhạy cảm cao (HSL), Danh mục các sản phẩm đặc biệt và Danh mục loại trừ (EL). Là nước thành viên mới của ASEAN, Việt Nam được thực hiện giảm thuế theo lộ trình dài hơn 5 năm so với 5 nước ASEAN còn lại và Ấn Độ. Tuy vậy, Việt Nam vẫn được hưởng đầy đủ ưu đãi do cam kết giảm thuế của Ấn Độ và các nước ASEAN. Các cam kết thuế cụ thể  của Việt Nam là:

 - Danh mục giảm thuế thông thường (NT) của Việt Nam gồm 80% số dòng thuế sẽ giảm xuống 0% ngày 31/12/2018. Trong đó 9% tổng số dòng thuế sẽ được linh hoạt giảm xuống 0% từ 31/12/2021 (NT2).

- Danh mục nhạy cảm (ST) chiếm 10% số dòng thuế với cam kết chung là giảm thuế xuống 5% vào ngày 31/12/2021 (ASEAN 5 và Ấn Độ là 2016). 4% số dòng thuế thuộc danh mục ST sẽ được bãi bỏ thuế vào 31/12/2024. 50 dòng thuế có thuế suất MFN 5% sẽ được giữ nguyên mức thuế. Số dòng thuế còn lại sẽ được giảm xuống 4,5% kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

- Danh mục sản phẩm đặc biệt gồm một số sản phẩm được cho là rất nhạy cảm với Ấn Độ nhưng lại có lợi ích xuất khẩu đặc biệt đối với Việt Nam. Theo yêu cầu của Việt Nam, phía Ấn Độ nhất trí giảm thuế xuống còn 45% đối với cà phê và chè đen; 50% đối với hạt tiêu vào 31/12/2019.

- Danh mục nhạy cảm cao (HSL) gồm 224 dòng thuế, được phân ra thành 3 nhóm: giảm thuế xuống còn 50%; giảm 50% mức thuế suất; giảm 25% mức thuế suất. Thời hạn hoàn thành đối với Việt Nam là 31/12/2024.

- Danh mục loại trừ (EL) của Việt Nam gồm 485 dòng thuế là những sản phẩm không thuộc đối tượng cắt giảm thuế. Ấn Độ duy trì 489 dòng thuế, chiếm 5% trị giá kim ngạch thương mại. Với diện loại trừ rộng, hầu hết các sản phẩm mà Việt Nam có nhu cầu bảo hộ đều được đưa vào Danh mục EL. Khác với các hiệp định thương mại hàng hóa giữa ASEAN với các đối tác khác như Trung Quốc, Nhật Bản, do đặc thù cam kết giảm thuế giữa ASEAN-Ấn Độ, nguyên tắc “có đi có lại” không áp dụng với các mặt hàng thuộc Danh mục EL.

Thời gian kết thúc đàm phán được điều chỉnh là năm 2009. Nghị định thư sẽ có hiệu lực từ 1/1/2010.

* Theo quy định của AITIG, hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu được sản xuất toàn bộ tại một bên (còn gọi là xuất xứ thuần tuý) hoặc đáp ứng tiêu chí chung là đổi mã số hàng hóa ở cấp 6 số (CTSH) và đạt hàm lượng chế tác 35%. Đây là điểm khác biệt khiến quy định về xuất xứ trong AITIG được xem là chặt chẽ hơn so với hiệp định tương tự giữa ASEAN với các đối tác khác.

* Ấn Độ đồng ý toàn bộ với Việt Nam về nội dung biên bản ghi nhớ, cấp ký, thời điểm ký thoả thuận ghi nhớ giữa hai chính phủ về công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam. Đây là một trong những thành công quan trọng của Việt Nam trong đàm phán, vì Ấn Độ là thành viên WTO có tần suất áp dụng biện pháp chống phá giá nhiều nhất.

 

(Theo Nguyễn Hà // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo