Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp cần biết: Chính sách nhập khẩu vào Đài Loan

Hàng hoá nhập khẩu vào Đài Loan tuân theo Luật Ngoại thương.

Hệ thống cấp phép nhập khẩu

Hệ thống thuế nhập khẩu của Đài Loan dựa trên hệ HS, bao gồm 10.228 mặt hàng, trong đó 9.958 mặt hàng được phép nhập khẩu (hơn 97%). Trong đó có 9.679 mặt hàng (khoảng 94%) có thể nhập khẩu không cần giấy phép. Đơn xin cấp phép của 549 mặt hàng là do Bộ Ngoại thương (BOFT) cấp. 143 mặt hàng còn lại phải có thêm một số thủ tục khác như của ngân hàng trước khi được BOFT chấp thuận.

Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu được xác định căn cứ trên giá hàng. Để biết thêm chi tiết cụ thể về thuế suất có thể liên lạc trực tiếp với Cục quản lý Hải quan thuộc Bộ Tài Chính. Tuy nhiên nếu vì một lý do gì đó mà giá trị chính xác không thể xác định, giá trị bán sỉ trên thị trường nội địa tại cảng nhập khẩu sẽ được chọn làm giá tính thuế nhập khẩu.

Chính phủ đã làm nhiều việc nhằm xây dựng được một biểu thuế phù hợp với những tiêu chuẩn được thiết lập bởi Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển. Biểu thuế nhập khẩu của Đài Loan đã được chỉnh sửa 8 lần kể từ năm 1985, kết quả là đã cắt giảm bớt gần 70%. Giá trần đã giảm từ 75% xuống còn 50% năm kể từ năm 1985. Mức thuế trung bình là 8,25% -3,25%. Và hiện nay, Đài Loan vừa được gia nhập WTO, do đó hàng loạt thuế suất của các sản phẩm như ông sản, hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp sẽ giảm

Những loại phí nhập khẩu khác

Phí hải cảng, chiếm khoảng 0,4% giá trị sản phẩm sẽ được thu đối với những hàng hoá vận tải bằng đường biển. Thuế hàng hoá sẽ phải trả nếu hàng nhập khẩu thuộc một trong tám nhóm hàng. Thuế suất này từ khoảng 2 - 60% giá trị hàng hóa. Hàng nhập khẩu cũng là đối tượng phải nộp thuế cho Quĩ xuất tiến thương mại nhưng không quá 0,05%

Thông tin thêm về thuế nhập khẩu

Không tính thuế nhập khẩu đối với hàng quảng cáo hoặc hàng mẫu không có giá trị thương mại, hoặc hàng hoá có giá trị dưới 12.000 TWD (đô la Đài Loan) . Bưu phẩm hoặc quà cáp cũng miễn thuế nếu giá trị dưới 6.000 TWD. Hàng hoá, bao gồm cả thiết bị chuyên dùng tạm nhập vào Đài Loan để trưng bày, hoặc tham gia hội chợ và sau đó được được tái xuất cũng được miễn thuế.

Một công ty nước ngoài có thể nhập khẩu máy móc hoặc các thiết bị khác miễn thuế sau khi được cấp phép đầu tư. Nguyên liệu thô, nhiên liệu, thiết bị, và bán thành phẩm có thể được nhập khẩu miễn thuế nếu như được dùng sản xuất hoặc chế biến sản phẩm cho tái xuất trong các khu chế xuất. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng được nhập khẩu thiết bị thuê tài chính.

Các hình thức chi trả 

Trong khi hầu hết các tài khoản được lập dựa theo tín dụng thư (L/C), ngoài ra có vài cách khác trong chi trả cũng được áp dụng, như chứng từ chi trả, chứng từ thanh toán...

Vấn đề tài chính trong nhập khẩu

Các nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính của họ. Chính phủ chỉ hỗ trợ cho một số ít trường hợp. Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Đài Loan sẽ cho vay với mức lên đến 85% giá trị hợp đồng đối với các ngành về cơ khí chính xác và sản phẩm kỹ thuật cao. Việc cho vay còn áp dụng cho các nhà nhập khẩu các nguyên liệu thiên nhiên, nguyên liệu thô, phụ tùng dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất các thiết bị chính xác và thiết bị phục vụ phát triển công nghệ.

Chứng từ thương mại

Các chứng từ vận tải đến và rời Đài Loan bao gồm hoá đơn thương mại, hoá đơn vận chuyển bằng đừơng thủy hoặc hàng không, phiếu đóng gói, giấy xuất xứ hàng hoá. Đối với nông sản, cây trồng, và động vật khi nhập khẩu vào Đài Loan còn phải có giấy xác nhận kiểm tra hoặc kiểm dịch.

Các hoá đơn thương mại phải có giá trị hàng hoá theo giá F.O.B, C&F hoặc C.I.F, bảo hiểm, hoá đơn vận tải.

Hệ thống giấy phép nhập khẩu

Hàng hoá nhập khẩu được phân thành hàng được phép nhập khẩu và hàng nhập khẩu có kiểm soát. Phù hợp với chính sách tự do thương mại, có nhiều mặt hàng được xếp vào nhóm hàng được phép nhập khẩu. Hiện chỉ có 93 mặt hàng trong danh sách hàng kiểm soát nhập khẩu. Trong số 10.233 mặt hàng trong mã số hàng hoá của Đài Loan, có 9.013 thuốc nhóm hàng được phép nhập khẩu tính từ 31.12.1998.

Đối với 1.210 mặt hàng cần giấy phép nhập khẩu. Giấy phép này được cấp trong vòng 30 ngày. Hầu hết các mặt hàng được phép nhập khẩu có thể được nhận giấy phép từ các tổ chức cấp phép, chẳng hạn như các Ngân hàng, Hiệp hội Dệt Đài Loan, đây là các cơ quan có thẩm quyền thuộc Ban Ngoại thương. Đối với các mặt hàng kiểm soát nhập khẩu có thể được cấp trực tiếp từ Ban Ngoại thương. Đối với các sản phẩm đã nhận được giấy phép nhập khẩu nhưng chưa nhập khẩu được trong thời gian qui định, thì phải làm đơn xin giấy phép mới.

Bảo hiểm nhập khẩu

Nhiều loại bảo hiểm được Ngân hàng Xuất nhập khẩu Đài Loan đưa ra nhằm bảo vệ các nhà nhập khẩu trong nước chống lại các chính sách và rủi ro trong ngoại thương, Các bảo hiểm này gồm:

- Bảo hiểm mọi rủi ro nhập khẩu D/P và D/A

- Bảo hiểm toàn diện về tài chính nhập khẩu

- Bảo hiểm nhập khẩu an toàn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Bảo hiểm L/C nhập khẩu

- Bảo hiểm tín dụng nhập khẩu O/A

- Bảo hiểm nhập khẩu trung và dài hạn

- Bảo hiểm nhập khẩu chung

- Bảo hiểm đầu tư ra nước ngoài

- Bảo hiểm xây dựng ở nước ngoài

Chọn đại lý mua hàng

Có 2 loại đại lý mua hàng ở Đài Loan. Chúng khác nhau về trách nhiệm đối với hàng hoá nhập khẩu. Điều này rất quan trọng đối với nhà xuất khẩu nước ngoài vì họ có thể biết được các điểm khác nhau giữa các đại lý và hiểu được quyền lợi của họ.

Hình thức thứ nhất là Đại lý ủy thác. Đại lý dạng này hoạt động thay mặt cho người bán. Thông thường đại lý này sẽ như một nhà cung cấp, hỗ trợ trong việc đàm phán, phối hợp kiểm tra hàng hoá trước khi vận chuyển. Trong trường hợp này, nhà sản xuất là nhà xuất khẩu. Việc chi trả thực hiện trực tiếp cho nhà sản xuất, và nhà sản xuất trực tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.

Hình thức thứ hai là có chức năng khác hơn. Sau khi nhận L/C từ nhà xuất khẩu nước ngoài, đại lý sẽ mua hàng hoá và sau đó bán lại cho người mua. Đại lý dạng này có quyền hạn và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, có vai trò giống như nhà xuất khẩu. Khi mà thủ tục khó khăn hoặc rủi ro tăng cao, đại lý sẽ định giá sản phẩm cao hơn trước khi bán cho các nhà xuất khẩu nước ngoài hoặc định lại mức hoa hồng cao hơn tương đương với trách nhiệm của họ. Trong một số trường hợp đặc biệt, đại lý đòi hỏi có sự hỗ trợ nhằm đạt đựơc mức thù lao hợp lý.

Những dịch vụ kiểm định độc lập

ở đây đề cập đến hàng hoá cần kiểm tra trước khi nhập khẩu. Nhà đại lý địa phương của nhà xuất khẩu hoặc chính nhà xuất khẩu phải kiểm tra sản phẩm. Nếu không, cơ quan kiểm định sẽ được hợp đồng để tiến hành kiểm định hàng hoá. Các cơ quan kiểm định sẽ tính phí theo từng giờ hoặc trên mặt bằng phí thông thường, tuỳ thuộc vào giá trị lô hàng. Trong một số trường hợp, cần có những sự kiểm định đặc biệt. Việc này có thể thực hiện thông qua các cơ quan kiểm định độc lập, các trường đại học hoặc các cơ quan kiểm định của chính phủ.

(Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Doanh nghiệp cần biết khi thâm nhập thị trường rau, quả Đài Loan
  • Doanh nghiệp cần biết khi tiếp cận thị trường rau, quả Trung Quốc
  • Chilê đánh giá cao tiềm năng của thị trường trái cây Việt Nam
  • Nga -thị trường xuất khẩu lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam
  • Trung Quốc xoá bỏ thuế bổ sung nhập khẩu phụ tùng ô tô từ 01/09/2009
  • Hàng hoá nhập khẩu từ Nhật sẽ rẻ hơn do thuế giảm
  • Một số thông tin liên quan đến nhãn mác hàng nhập khẩu vào Trung Quốc
  • Trung Đông: “miền đất hứa” cho xuất khẩu Việt Nam thời khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo