Trung Quốc là nước sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ rau, quả lớn nhất châu Á. 90% rau, quả của Trung Quốc hiện nay được tiêu thụ dưới dạng tươi, 10% còn lại được chế biến thành nước ép, đóng hộp, đông lạnh, sấy khô, mứt quả…
Năm 1999, Trung Quốc xuất khẩu 3.104 triệu USD rau, quả các loại; nhập khẩu 393 triệu USD rau, quả các loại từ các nước: Việt Nam 35,7 triệu USD (chiếm tỷ lệ 35,7% kim ngạch xuất khẩu rau, quả của nước ta); lndonesia 32,7 triệu USD; EU 3,9 triệu USD; Miến Điện 2,9 triệu USD; Malaysia 2,1 triệu USD; Thái Lan 1,5 triệu USD.
Trung Quốc chủ yếu là nước xuất khẩu rau, quả; kim ngạch xuất khẩu gấp từ 9 - 10 lần so với kim ngạch nhập khẩu, chiếm 10% kim ngạch của tổng lượng hàng nông sản xuất khẩu.
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc: rau chủ yếu là rau tươi, rau khô, đậu quả tươi; quả chủ yếu là cam, bưởi, táo, hạnh đào nhân, hạt dẻ... Như vậy, về cơ cấu mặt hàng rau, quả xuất khẩu của Trung Quốc ngoài một lượng bưởi, cam, quýt được trồng tại một số tỉnh phía nam, thì chủ yếu là rau, quả ôn đới, hầu như không trùng với cơ cấu rau, quả xuất khẩu của Việt Nam.
2. Chính sách thuế và phi thuế
Trung Quốc áp dụng các mức thuế nhập khẩu tương đối cao và chính sách phi thuế quan khá chặt chẽ. Thuế suất trung bình phổ thông đối với rau chủ yếu khoảng 70% (thuế suất MFN tương ứng là 13%), trừ một số mặt hàng như nấm, măng, hành khô hoặc sơ chế, có thuế suất phổ thông cao hơn, khoảng 80%-90% (nhưng thuế suất MFN vẫn là 13%); nhưng các loại hạt giống rau có thuế suất MFN khoảng 0-8%, các loại đậu, lạc thuế MFN khoảng 30%.
Riêng các loại quả tươi, khô có thuế suất cao hơn. Thuế suất MFN trung bình với quả khoảng từ 30%-50% (thuế phổ thông lên tới 100%). Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc hiện đang được hưởng mức thuế MFN.
Về chính sách phi thuế, Trung Quốc áp dụng chủ yếu các hình thức hạn ngạch, giấy phép hoặc chế độ đăng ký đặc định nhập khẩu. Nhưng thực tế cho thấy chính sách phi thuế của Trung Quốc hiện nay không cản trở lớn đến sự xâm nhập thị trường của ta. Cản trở lớn nhất chủ yếu vẫn là mức thuế nhập khẩu đối với rau, quả còn cao.
3. Triển vọng về thị trường
Trung Quốc đang nhập khẩu (chủ yếu bằng con đường mậu dịch biên giới) một số lượng lớn các loại rau, quả tươi và chế biến từ Việt Nam tuy rau tươi còn ít. Trung Quốc (đặc biệt là các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam) là thị trường nhiều tiềm năng đối với việc xuất khẩu (hoặc trung chuyển) rau, quả tươi và chế biến cho ta như: thanh long, chuối, dứa, xoài, dừa, vải, nhãn, chôm chôm, dưa hấu; dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, măng ta, cà chua, nấm; hạt tiêu, gừng, ớt, giềng, nghệ, tỏi) vì chi phí vận tải thấp và thuận tiện trong việc xuất sang các thị trường khác.
4. Các biện pháp tiếp cận thị trường:
- Do những điều kiện thuận lợi về chi phí vận chuyển, về yêu cầu kiểm định, kiểm dịch thực phẩm... và sự “dễ tính” của thị trường, trước mắt, chúng ta nên tiếp tục khai thác thế mạnh xuất khẩu thông qua đường biên thì việc đẩy mạnh xuất khẩu rau, quả của ta sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với xuất khẩu theo đường chính ngạch.
- Cung cấp thông tin về thị trường và các doanh nghiệp trung Quốc để các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu, lựa chọn đối tác thích hợp.
Trạng thái xuất siêu trong tháng 7 đã không thể kéo dài thêm. Trong nửa đầu tháng 8, cán cân thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam lại ghi nhận mức thâm hụt xấp xỉ 256 triệu USD, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan.
Ghi lại ý kiến của ông Yoshida Sakae, Giám đốc điều hành Văn phòng TPHCM của Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (Jetro), về cách thức làm ăn với người Nhật và thâm nhập thị trường Nhật tại hội thảo “Hội nhập kinh tế thế giới”, do Công ty Điện tử Minh Trân tổ chức tuần qua.
Hiện số lượng các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Hồi giáo còn quá ít, do các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển các sản phẩm đáp ứng yêu cầu.
Trung Quốc vẫn là một thị trường trọng điểm hàng đầu và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Với một thị trường tiềm năng lớn như vậy, DN VN sẽ có nhiều cơ hội để phát triển những mặt hàng chủ lực. Song, thị trường này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sau thảm hoạ động đất và sóng thần tháng 3-2011, nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản bị sụt giảm trong ngắn hạn, nhưng dự báo sẽ tăng mạnh đối với một số hàng hoá trong thời gian khoảng một năm sau đó.
Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu Chilê (ASOEX) coi chuyến khảo sát thị trường Việt Nam lần đầu tiên của các nhà xuất khẩu và sản xuất trái cây nước này là mang tính lịch sử, vì cho phép Chilê đa dạng hóa thị trường tại Đông Nam Á trong những năm tới.
Nhằm góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại truyền thống giữa Việt Nam và Liên bang Nga, giới thiệu về khả năng sản xuất và tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, quảng bá môi trường kinh doanh, đầu tư và du lịch của Việt Nam;
Trung Quốc đã xoá bỏ thuế bổ sung nhập khẩu phụ tùng ô tô bắt đầu từ 01/09/2009, kết thúc cuộc tranh luận kéo dài 2 năm với Tổ chức thương mại thế giới.
Kể từ ngày 1/5/2003, một số loại hàng nhập khẩu cũng như hàng nội địa yêu cầu phải ghi dấu CCC trên sản phẩm khi lưu thông tại thị trường Trung Quốc. Yêu cầu về chứng nhận an toàn và chất lượng của Trung quốc không phải là mới.
Năm 2008 mặc dù Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu khá cao (29,5%), tuy vậy kim ngạch xuất khẩu đã giảm rõ rệt trong 5 tháng đầu năm 2009 do các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản đều bị khủng hoảng. Do vậy việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tìm kiếm thị trường xuất khẩu phi truyền thống là hết sức cần thiết để duy trì kim ngạch xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Trung Đông là khu vực ít bị tác động nhất của suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay và đây cũng là thị trường đầy tiềm năng và có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế, thương mại, sản xuất và xuất khẩu lao động cho Việt Nam.
Các công ty hoạt động ở các quốc gia khác đã quen với việc bán hàng thông qua các kênh phân phối rõ ràng, sự cạnh tranh gay gắt và ngân sách chi cho quảng cáo lớn. Các công ty của Nga không có các kênh phân phối ổn định, cạnh tranh không bài bản, lành mạnh, và hình thức tiếp thị chủ yếu “bằng lời”
Hàn Quốc hiện đang giữ vị trí thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản và EU. Kể từ sau khi FTA Hàn – Việt được ký kết, cả số lượng và kim ngạch một số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang xứ sở kim chi không ngừng tăng nhanh.
Khi kinh doanh tại các thành phố lớn ngày càng cạnh tranh gay gắt cùng nhu cầu tiêu dùng giảm, các đại gia điện máy đã mở cuộc "tiến quân" về tỉnh lẻ để “chiều” người dân ở quê.
Nhóm hàng điện tử viễn thông vẫn dẫn đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất và giá trị xuất khẩu thuộc hàng cao nhất. Tuy nhiên, hàm lượng FDI trong top 10 đã có sự sụt giảm đáng kể.
Tiểu thương tại đây hàng năm đều cam kết về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, không bán hàng lậu và hàng nhái. Tuy nhiên, phần lớn đều cho rằng điều này rất khó khả thi.
Cục thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 của thành phố đã tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 5,47% so với cùng tháng năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI đã tăng 1,22%, cao hơn gấp đôi mức tăng của năm 2013 (0,66%).
Hiện nay, cuộc xâm lấn của hàng giả đã khiến người ta phải nhìn nhận lại tiêu chí của sự xa xỉ và khiến nhà chức trách các nước trên thế giới đau đầu tìm cách dẹp bỏ.
Thành tích xuất khẩu của Việt Nam lẽ ra sẽ còn cao và hiệu quả hơn nữa nếu quản lý nhà nước khắc phục được những hạn chế về cơ sở hạ tầng, tệ tham nhũng, tính khó tiên liệu của chính sách, và tạo giá trị gia tăng cho hàng hoá.
Bằng nhiều cách, hàng hóa Thái Lan đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và trong tương lai không xa có thể là một thách thức lớn cho hàng Việt.
Giá cá trên thị trường toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại do Trung Quốc có nhu cầu ngày càng lớn đối với những loại hải sản cao cấp như cá ngừ và hàu, trong khi sản lượng đánh bắt có chiều hướng giảm sút.
Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá bán lẻ ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực hấp dẫn nhất. Dù không như đồn đoán ban đầu các tập đoàn lớn sẽ tràn vào nuốt chửng thị trường Việt Nam, nhưng chỉ nhìn vào tốc độ mở rộng của Big C, Metro, Lotte... vừa qua cho thấy sức ép cạnh tranh đang nóng lên từng ngày.
Lại tương tự giá thuốc, giá thực phẩm chức năng cũng đang “nhảy múa thoải mái” khi giá mua vào với giá bán ra chênh nhau tới cả chục lần! Thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh mẽ. Nhưng các quy định về quản lý thực phẩm chức năng đang tỏ ra quá lạc hậu. Phần quản lý giá của mặt hàng này đang bị thả nổi hoàn toàn.
Tháng 4, nhập khẩu đạt con số 6,95 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng qua lên hơn 24,8 tỷ USD. Với kim ngạch xuất khẩu 4 tháng là 20,1 tỷ USD, như vậy, nhập siêu những tháng đầu năm đã lên khoảng 4,7 tỷ USD, tương đương với hơn 23% kim ngạch xuất khẩu. Với cách làm như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 20% trong năm nay là rất khó.
Mark Zimmeran – cựu cố vấn Chủ tịch Phòng thương mại của Mỹ ở Nhật Bản đã viết trong cuốn sách nổi tiếng “Làm ăn với người Nhật như thế nào” của ông: “việc nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc tâm lý người Nhật và cấu trúc xã hội của nước Nhật là cực kỳ cần thiết cho việc làm ăn có hiệu quả với người Nhật”.
Kim ngạch xuất khẩu quý I/2010 ước đạt 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ 2009. Kim ngạch nhập khẩu 3 tháng ước đạt 17,525 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu cần nhập khẩu tăng 35,3%; nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu dự báo tăng khoảng 60,2% và nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự phục hồi của kinh tế trong nước sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng, đặc biệt việc thực hiện giải ngân vốn FDI được dự báo tăng cao sẽ khiến nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động đầu tư, xây dựng và sản xuất cũng sẽ tiếp tục gia tăng mạnh. Dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 74,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2009.
Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) về nguyên tắc có hiệu lực từ 01/01/2010, có lộ trình cắt giảm tới gần 7.000 dòng thuế. Indonesia đã yêu cầu đàm phán lại với TQ về việc hoãn thực thi ACFTA. Việt Nam hầu như vẫn chưa có một bộ hàng rào kỹ thuật đầy đủ cho các ngành sản xuất trong nước. Mối lo nhập siêu gia tăng từ TQ và mối lo nhiều Doanh nghiệp VN mất thị trường nội địa là có cơ sở....
Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu năm 2009 ước tính lên tới 12,246 tỷ USD, con số này thấp hơn nhiều mức nhập siêu thực hiện lên tới 18,029 tỷ USD của năm 2008, nhưng tăng gần 250 triệu USD so với mục tiêu đề ra.
Để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong quá trình tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu với những tiêu chuẩn ngày càng ngặt nghèo mà thị trường đặt ra, thì Việt Nam còn nhiều việc phải làm...
Xuất khẩu khoảng 25% tổng sản lượng gạo hàng năm, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tụt dốc quá xa so với của Thái Lan trong thời gian qua, và những người nông dân vẫn không được hưởng lợi tương ứng với công sức của mình bỏ ra,....