Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Đông: “miền đất hứa” cho xuất khẩu Việt Nam thời khủng hoảng

Năm 2008 mặc dù Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu khá cao (29,5%), tuy vậy kim ngạch xuất khẩu đã giảm rõ rệt trong 5 tháng đầu năm 2009 do các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản đều bị khủng hoảng. Do vậy việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tìm kiếm thị trường xuất khẩu phi truyền thống là hết sức cần thiết để duy trì kim ngạch xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Trung Đông là khu vực ít bị tác động nhất của suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay và đây cũng là thị trường đầy tiềm năng và có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế, thương mại, sản xuất và xuất khẩu lao động cho Việt Nam.

 

 

Tổng quan về thị trường Trung Đông

Khu vực Trung Đông được coi là ít bị ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu, nên trong thời gian tới sẽ thu hút khách hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia, đây là điều kiện tốt để cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường này. Trung Đông nằm giữa 3 Châu lục là nơi giao thoa của các nền văn hóa với 250 triệu dân bao gồm 15 quốc gia là Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc ảrập thống nhất (UAE), Kuwait, Bahrain, Iraq, Iran, Jordan, Lebanon, Oman, Qatar, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Palestine, Yemen và Israel. Tăng trưởng kinh tế của cả  khu vực Trung Đông là 5,9% 2008 và ước đạt 5% năm 2009. Năm 2008 thị trường này nhập khẩu 541,5 tỷ USD, trong khi Việt Nam chỉ xuất khẩu được 1,27 tỷ USD sang thị trường này chiếm 0,23% thị phần. Như vậy, tăng cường xuất khẩu sang Trung Đông có thể bù đắp cho sự suy giảm của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản.

Khu vực Trung Đông được coi là giếng dầu của thế giới và hầu hết là thành viên của OPEC và phần lớn đều là các nước có thu nhập trung bình cao (UMC) hoặc thu nhập cao (HIC) theo cách thức phân loại của Ngân hàng Thế giới (WB)

Các thị trường trọng điểm của khu vực này là: UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Saudi Arabia.

Thị trường UAE là nền kinh tế đứng thứ ba trong thế giới ả rập với GDP khoảng 192 tỷ USD, nhập khẩu khoảng 102 tỷ USD và xuất khẩu 157 tỷ. Đây là quốc gia thuộc thành viên OPEC có thu nhập bình quân đầu người cao khoảng 48.000 USD.

Thị trường Saudi Arabia có dân số 24 triệu người, GDP đạt 34 tỷ USD, nhập khẩu 94 tỷ USD và xuất khẩu 228,5 tỷ USD

Thị trường Thổ Nhĩ Kỳ với dân số 72 triệu dân nằm giữa hai châu lục Á - Âu. GDP của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 611 tỷ USD năm 2007, kim ngạch nhập khẩu 150 tỷ và xuất khẩu đạt 100 tỷ.

Thị trường Israel với dân số khoảng 6,4 triệu người, GDP năm 2007 đạt 161 tỷ, kim ngạch xuất khẩu 50,2 tỷ và nhập khẩu 55,8 tỷ.

Quan hệ thương mại và tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông

Việt Nam đã có quan hệ với tất cả các quốc gia Trung Đông và đã mở được 5 thương vụ ở các quốc gia này. Đây là những dấu hiệu khả quan cho việc tăng cường xuất khẩu vào khu vực này.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 vào thị trường Trung Đông đạt khoảng 700 triệu USD với mức tăng trưởng 17,2% so với năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Đông đã gia tăng mạnh trong năm 2008 đạt 1,27 tỷ USD, chiếm 0,23% kim ngạch nhập khẩu của cả khu vực. Có thể nhận thấy, Việt Nam đang có vị trí khá khiêm tốn trong thị trường này.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Trung Đông bao gồm gạo, chè, cà phê, hải sản, hàng dệt may, giày dép, linh kiện điện tử, gỗ, và sản phẩm gỗ. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông đang dần thay đổi, lượng hàng nông sản và nhiên liệu có xu hướng giảm, thay vào đó là hàng hóa có hàm lượng chất xám và lao động cao như thực phẩm chế biến, điện tử, đồ gỗ, giày dép, đặc biệt có những mặt hàng tăng trưởng cao lên đến 88 - 100% (Hình 1 và 2).

Thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam khi thâm nhập thị trường Trung Đông

Thuận lợi

Việt Nam đã có quan hệ với tất cả các nước thuộc Trung Đông đặc biệt là với các quốc gia như UAE, Iraq, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và mở được 5 thương vụ tại các nước Kuwait, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE và Iraq. 

Thời gian qua, Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều hoạt động chính trị, ngoại giao và ký kết hiệp định thương mại với các nước trong khu vực nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác giữa hai bên. Cũng nhờ đó, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông đã có sự chuyển dịch rất khả quan cả về thị trường và cán cân thương mại. Hiện Các tiểu vương quốc ảrập Thống nhất và Thổ Nhĩ Kỳ là hai thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam ở khu vực này. Ngoài ra, hàng Việt Nam cũng đã có mặt ở nhiều thị trường khác như ảrập Xêút, Israel.

Đây là những thị trường đầy tiềm năng với khả năng chi trả tương đối cao và đang còn mới đối với các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Thách thức

Đây là khu vực rất nhạy cảm với tình hình chính trị an ninh còn diễn biến phức tạp và còn tiềm ẩn nguy cơ ở một số quốc gia do vậy thị trường này có độ rủi ro cao.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang còn thiếu các thông tin về khu vực thị trường này.

Khu vực Trung Đông có độ mở cửa rất cao, thuế nhập khẩu thấp nên cạnh tranh rất mạnh giữa các nước xuất khẩu. Hơn nữa đây lại là khu vực ít bị tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu nên nhiều nước xuất khẩu đang hướng vào thị trường này. Mặt khác, cần chú ý đến rào cản thương mại như thuế nhập khẩu từ 5-40% đối với hầu hết các mặt hàng... 

Các nhà nhập khẩu Trung Đông ít có thói quen mở L/C nên rủi ro trong thanh toán là rất lớn.

Một số thị trường như UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, ảrập Xêút và Iran được đánh giá là các thị trường trọng điểm của Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn về  pháp lý, rào cản kỹ thuật, tập quán kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong tiếp cận thị trường này như: UAE chủ yếu nhập hàng theo hình thức đại lý; cấm nhập rượu, bia, đồ uống có cồn, thịt lợn, các vật dụng bằng da lợn; chứng từ giao hàng phải bằng tiếng Anh và ảrập và có xác nhận của Đại sứ quán... Thổ Nhĩ Kỳ là nước hay kiện chống bán phá giá, thường yêu cầu thanh toán bằng hình thức DP hoặc CAD, kiểm soát nhập khẩu bằng giấy chứng nhận... Israel quy định hạn ngạch nhập khẩu, nhãn mác hàng hóa phải viết bằng tiếng Herbrew... Đây được xem là những rào cản lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Đông

Một là, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu thông tin về thị trường Trung Đông, đặc biệt là các vấn đề như nhu cầu thị trường, tập quán tiêu dùng cũng như truyền thống văn hóa của thị trường này do đặc tính văn hóa vốn có rất nhiều điểm khác với tập quán của Việt Nam. Các doanh nghiệp chủ động liên hệ với Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á - Nam Á, Thương vụ hoặc Tham tán thương mại để nắm bắt thông tin, đề nghị hỗ trợ trong xúc tiến thương mại sang thị trường này và tìm kiếm các đối tác tin cậy và tránh được các rủi ro trong thanh toán.

Hai là, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xúc tiến đầu tư sang các thị trường này. Chủ động tìm kiếm các kênh phân phối ở các thị trường này, đặc biệt là thiết lập hệ thống các đại lý vì hầu hết các thị trường này đều nhập khẩu qua đại lý.

Ba là, Bộ Công Thương cần tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Đông thông qua việc cung cấp thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại và mở thêm các thương vụ ở một số nước khác như Qatar, Saudi Arabia, Bahrain.

Bốn là, khi tiếp cận với thị trường này cần thông qua các hiệp hội ngành hàng, tham gia hội chợ triển lãm và chú trọng thị trường trọng điểm, vì sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp nếu tiếp thị đơn lẻ.

Tóm lại, Thị trường Trung Đông là một trường đầy tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện suy giảm kinh tế toàn cầu khi các thị trường tiêu thụ lớn như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ suy giảm. Tuy nhiên có khá nhiều rào cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và chính phủ Việt Nam trong xúc tiến thương mại sang Trung Đông. Đây có lẽ là giải pháp khá tốt để tăng cường xuất khẩu trong điều kiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đang suy giảm mạnh trong năm 2009 và giảm bớt thâm hụt thương mại trong thời gian tới./.

(Theo tapchikinhtedubao)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Doanh nghiệp cần biết: Phương thức thanh toán bán hàng ở Nga
  • Việt Nam xuất gì sang Hàn Quốc?
  • Thủ tục xuất nhập khẩu hàng cho New Zealand
  • Cơ hội cho xuất khẩu đồ hộp
  • Hướng dẫn xuất khẩu hóa chất vào thị trường EU
  • EU tiếp tục đánh thuế cao đối với mặt hàng ống thép lắp ráp của Thái Lan và Trung Quốc
  • Nắm bắt xu hướng mới để có chiến lược xuất khẩu tốt hơn vào thị trường Nhật
  • Xuất khẩu vào Mỹ phải tuân thủ luật mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo