Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp cần biết: Một số chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ Hà Lan

Doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng một số chương trình/dịch vu hỗ trợ để phát triển kinh doanh với Hà Lan

1/ Chương trình hỗ trợ nhập khẩu từ các nước đang phát triển của CBI

Việc thuận lợi hóa nhập khẩu sẽ giúp tạo thuận lợi về nguyên liệu ngành công nghiệp chế biến và các hoạt động tái xuất khẩu, từ đó nâng cao kim ngạch ngoại thương và nguồn thu ngoại tệ.

Một số ví dụ về chính sách hỗ trợ nhập khẩu: cung cấp thông tin miễn phí về thị trường hàng hóa của EU và Hà Lan (cơ sở dữ liệu của CBI), có chương trình đào tạo nâng cao năng lực xuất khẩu vào Hà Lan và EU cho các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, chương trình chắp mối trực tuyến trên trang web của CBI;

Để biết các chương trình đang áp dụng đối với Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam và/hoặc doanh nghiệp Việt kiều tại Châu Âu có thể truy cập website: www.cbi.eu, đăng ký tên người sử dụng (username) và mật mã  truy cập (password) miễn phí, sau đó click vào mục các nước (countries), hiện lên bản đồ các nước, chọn Việt Nam.

Trung tâm hỗ trợ Nhập khẩu từ các nước đang  phát triển của Chính phủ Hà Lan (CBI) đã, đang hợp tác hiệu quả với Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TPHCM (IPTC), Trung tâm xúc tiến Thương mại Hà Nội, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp TPHCM (HCACS) mở các lớp đào tạo nhân lực làm công tác xuất khẩu, phát triển sản phẩm nhằm tăng khả năng tiếp cận thị trường EU; (training) www.cbi.eu

CBI cũng đang có chương trình hỗ trợ cty xuất khẩu Việt Nam nâng cao năng lực và tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường EU và Hà Lan trong các lĩnh vực/ngành hàng sau: đồ bàn ghế nội thất, thiết bị điện, trang trí nội thất và quà tặng, thiết bị phòng thí nghiệm y tế, thiết bị trường học và văn phòng ; thiết bị bảo hộ con người, thực phẩm hữu cơ và truyền thống phục vụ công nghiệp chế biến; thiết bị đường ống, Hóa chất (dược phẩm), sản phẩm cơ khí, phụ tùng -cấu kiện thiết bị di động, đồ nội thất và quà tặng, thiết bị trường học và văn phòng, thầu phụ - đồ đúc (subcontracting, casting, forging). (Export coaching program) www.cbi.eu

2/ chương trình PSOM (có thể hỗ trợ không hoàn lại tới 50% trị giá dự án (trị giá dự án giới hạn ở mức tối đa là 1,5 triệu Euro) (chi tiết tham khảo tại địa chỉ của Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Hợp tác quốc tế Hà Lan – EVD: www.evd.nl hoặc đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội: www.netherlands-embassy.org.vn;

3/ PUM: www.pum.nl chương trình chuyên gia cao cấp trong hợp tác quản lý;

4/ chương trình ORET tài trợ không hoàn lại và cho vay tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng, nước sạch, y tế, giao thông công cộng www.oret.nl ;

5/ chương trình giúp tìm đối tác Hà Lan (match making facility): www.evd.nl/business/programmes) , doanh nghiệp Việt nam có thể liên hệ Đại sứ quán Hà Lan tại  Hà nội và Tổng lãnh sự quán Hà Lan tại TPHCM để được trợ giúp về vấn đề này (http://www.netherlands-embassy.org.vn )

6/ Chương trình FMO: chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tư nhân tại các nước đang phát triển thông qua cho vay với lãi suất thấp, đặc biệt giúp lĩnh vực tư nhân phát triển bền vững, các lĩnh vực tập trung là tài chính, ngân hàng, hạ tầng cơ sở, công nghiệp và thương mại; www.fmo.nl , chi tiết có thể liên hệ Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, bộ phận kinh tế ( http://www.netherlands-embassy.org.vn)

7/ Chương trình hợp tác công –tư (PPP – Public – Private Partnership): Bộ Nông nghiệp Hà Lan đang hợp tác hiệu quả với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam nhằm phát triển bền vững một số ngành nông nghiệp, ví dụ nuôi trồng thủy sản (cá, tôm), trồng rau sạch, nâng cao hiệu quả trồng và chế biến cacao v.v.  Chi tiết có thể liên hệ Đại sứ quán Hà Lan tại  Hà nội (chuyên viên nông nghiệp thuộc bộ phận kinh tế) và Tổng lãnh sự quán Hà Lan tại TPHCM) (http://www.netherlands-embassy.org.vn

8/ Cơ quan đầu tư nước ngoài của Hà Lan cung cấp các dịch vụ hỗ trợ công ty nước ngoài đầu tư vào Hà Lan hoặc thành lập cơ sở kinh doanh tại Hà Lan, truy cập www.nfia.nl

(Theo Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Một số các qui định và rào cản thương mại tại Côte d'Ivoire
  • Một số lưu ý về bao bì hàng hoá xuất khẩu
  • Thị trường Hà Lan - Một số hàng rào kỹ thuật
  • Thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Urugoay
  • Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận sản phẩm được lưu thông hợp pháp (CFS) của EU đối với nhà sản xuất ngoài EU
  • Thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Chilê
  • Kiểm soát chặt chẽ khi chứng nhận hàng thuỷ sản xuất vào EU
  • Thị trường văn phòng phẩm Nhật Bản: (1). Giới thiệu thị trường và xu hướng nhập khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo