Côte d'Ivoire là một thị trường có tiềm năng bậc nhất khu vực Tây Phi, bất chấp tình hình chính trị tại nơi này đôi lúc còn bất ổn. Sở dĩ đây là một thị trường triển vọng vì nhu cầu sản phẩm đa dạng, lại không đòi hỏi chất lượng và mẫu mã cao, trong đó có nhiều mặt hàng nước ta hoàn toàn có khả năng đáp ứng. Để giúp doanh nghiệp có thêm thông tin về thị trường này, dưới đây là một số quy định và rào cản thương mại tại Côte-d'Ivoire.
Các quy định về vệ sinh dịch tễ
Côte d'Ivoire áp dụng các biện pháp quản lý y tế và vệ sinh. Đặc biệt, đối với các sản phẩm thực vật nhập khẩu thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh do Bộ Tài nguyên Nông nghiệp và Chăn nuôi cấp. Thuế giám định y tế được thu trên các mặt hàng thịt, cá, bơ và thực phẩm được bảo quản.
Tất cả hàng nhập khẩu vào Cote d'Ivoire đều phải có giấy chứng nhận hợp cách (certificate of compliance) mới được thông quan. Tại Côte-d'Ivoire có hai công ty của Châu Âu đảm nhiệm việc giám định đối với hàng nhập khẩu vào Côte d'Ivoire có giá trị bằng hoặc lớn hơn 1.5 triệu CFA (khoảng 3,000$). Hầu hết các tiêu chuẩn của Côte-d'Ivoire đều dựa theo các tiêu chuẩn của Pháp và Châu Âu.
Quy định về bao gói nhãn mác
Tất cả bao bì hàng hoá đều phải ghi rõ xuất xứ trên nhãn. Thực phẩm chế biến phải ghi nhãn bằng tiếng Pháp, thành phần và hạn sử dụng.
Các quy định về thương mại và đầu tư
a. Các rào cản ngoại thương
Côte-d'Ivoire không áp dụng hạn ngạch đối với hàng hoá nhập khẩu.
Hiện nay Côte-d'Ivoire vẫn duy trì một danh mục các mặt hàng thuộc diện bị cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu hoặc phải tuân theo các quy định về xin phép trước khi nhập khẩu, bao gồm: các sản phẩm dầu mỏ, các sản phẩm từ động vật, thực vật sống, vũ khí và đạn dược, túi nylon, thiết bị chưng cất (distilling equipment), sách báo khiêu dâm, đường sacarin, ma tuý, thuốc nổ, các loại thuốc cấm nhập khẩu, và chất thải độc hại.
b. Các rào cản đối với ngành dịch vụ
Các ngân hàng và các công ty bảo hiểm muốn hoạt động tại Côte-d'Ivoire phải được các cơ quan chức năng của Côte-d'Ivoire cấp phép, tuy nhiên, Côte-d'Ivoire không hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng và các công ty bảo hiểm hoặc việc thành lập công ty con. Có rất nhiều công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia hoạt động trong các ngành dịch vụ vi tính, giáo dục và đào tạo. Việc đầu tư vào các ngành y tế, hãng du lịch và các dịch vụ pháp lý, kế toán phải được phê chuẩn trước; ngoài ra, trong các lĩnh vực này cũng không được phép thành lập các công ty có đa số vốn nước ngoài. Các công ty nước ngoài muốn hoạt động kinh doanh trong những ngành này phải liên kết với các công ty trong nước.
c. Các rào cản đầu tư
Có một số ngành của Cote d'Ivoire yêu cầu sở hữu của bên Côte d'Ivoire phải chiếm đa số trong công ty liên doanh hoạt động trong những ngành này. Chính phủ Côte d'Ivoire tích cực khuyến khích đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, trong những năm gần đây sự bất ổn về chính trị của nước này đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài e ngại.
d. Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Bộ Luật dân sự Côte d'Ivoire bảo vệ việc mua bán và chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ. Cote d'Ivoire là một thành viên của Công ước Paris về sở hữu công nghiệp (Paris Convention for the Protection of Industrial Property) và bản sửa đổi của Công ước đó năm 1958. Côte d'Ivoire còn là thành viên của Hiệp định Bangui 1977 (Bangui Agreement), và cũng tham gia Tổ chức về Quyền Sở hữu Trí tuệ Châu Phi (African Intellectual Property Organization (OAPI)) cùng với 16 nước nói tiếng Pháp khác. Từ tháng 2/2002, Hiệp định Bangui đã có những thay đổi đáng kể cho phù hợp với Hiệp định TRIPS. Trong phạm vi OAPI, quyền sở hữu trí tuệ nếu đã được đăng ký ở một nước thì sẽ có hiệu lực ở các nước thành viên khác. Nhãn hiệu thương mại có hiệu lực trong 10 năm và có thể tái tục vô hạn định. Bản quyền (Copyrights) có hiệu lực trong 50 năm. Năm 2001, các chuyên gia Côte d'Ivoire đã soạn thảo một luật mới với cố gắng làm cho các quy định của Côte d'Ivoire về bảo vệ sở hữu trí tuệ phù hợp với hiệp định TRIPS. Luật mới này có bổ sung thêm những quy định về việc bảo vệ đối với các chương trình của máy vi tính, dữ liệu và bản quyền tác giả về phim và video. Cơ quan Chính phủ về Quyền sở hữu Công nghiệp (The government's Office of Industrial Property) chịu phí tổn đảm bảo cho việc bảo vệ pa-tăng, nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, và tên thương mại. Cơ quan này đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong đó có việc phân phối tài nguyên (resource allocation) và khủng hoảng chính trị. Vì vậy, việc thi hành quyền sở hữu trí tuệ hầu như không hiệu quả. Các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty đến từ Đông Nam Á, thường bị sa lầy trong thị trường Côte d'Ivoire với tất cả các kiểu hàng giả. Những cố gắng của Chính phủ chống lại những hoạt động sao chụp bất hợp pháp gần như không đem lại kết quả mong muốn. Cơ quan về Quyền Tác giả của Côte d'Ivoire (Ivoirian Office of Author's Rights (BURIDA)) (được thành lập năm 1998), từ tháng 1/2004 đã thiết lập một chế độ mới nghiêm ngặt hơn để bảo vệ quyền sở hữu về ảnh, video, văn học và nghệ thuật trong các chương trình âm nhạc và chương trình máy tính. Hoạt động của BURIDA vẫn bị cản trở do chưa thống nhất về chính sách và chưa lựa chọn được cơ quan quản lý BURIDA. Tuy nhiên hiện nay, hoạt động của BURIDA đã hỗ trợ rất nhiều cho việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ đối với các luật sư và các quan toà.
Trạng thái xuất siêu trong tháng 7 đã không thể kéo dài thêm. Trong nửa đầu tháng 8, cán cân thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam lại ghi nhận mức thâm hụt xấp xỉ 256 triệu USD, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan.
Ghi lại ý kiến của ông Yoshida Sakae, Giám đốc điều hành Văn phòng TPHCM của Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (Jetro), về cách thức làm ăn với người Nhật và thâm nhập thị trường Nhật tại hội thảo “Hội nhập kinh tế thế giới”, do Công ty Điện tử Minh Trân tổ chức tuần qua.
Hiện số lượng các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Hồi giáo còn quá ít, do các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển các sản phẩm đáp ứng yêu cầu.
Trung Quốc vẫn là một thị trường trọng điểm hàng đầu và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Với một thị trường tiềm năng lớn như vậy, DN VN sẽ có nhiều cơ hội để phát triển những mặt hàng chủ lực. Song, thị trường này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sau thảm hoạ động đất và sóng thần tháng 3-2011, nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản bị sụt giảm trong ngắn hạn, nhưng dự báo sẽ tăng mạnh đối với một số hàng hoá trong thời gian khoảng một năm sau đó.
Bao bì hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra thị trường. Ngày nay, bao bì không chỉ để trình bày, mô tả, quảng cáo cho sản phẩm hay đơn thuần là vật bảo quản, chứa đựng sản phẩm mà bao bì còn đảm nhận vai trò như một công cụ tiếp thị cho sản phẩm, là hình ảnh tượng trưng cho sản phẩm và có vai trò quan trọng trong việc quyết định mua hàng của khách hàng tiềm năng
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Urugoay, Bộ Ngoại giao và Phòng Thương mại và Dịch vụ Urugoay đã tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp tại thủ đô Môntêviđê nhằm tạo điều kiện cho thương nhân hai nước tăng cường quan hệ đầu tư thương mại, đẩy mạnh liên doanh liên kết trên cơ sở khai thác tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước.
Nhiều nước ngoài EU yêu cầu nhà sản xuất phải có CFS để được phép bán hàng trên lãnh thổ các nước này. Mác CE chỉ cho phép hàng hóa được vào thị trường EU nhưng chưa được phép vào các thị trường khác trên thế giới. Tuy nhiên, do Mác CE đòi hỏi tiêu chuẩn cao đối với vệ sinh và an toàn nên người tiêu dùng tại nhiều nước ngoài EU yêu cầu nhà sản xuất có CFS (Certificate of Free Sales) để thể hiện việc hàng hóa đáp ứng các yêu cầu đối với sức khỏe và an toàn mà Mác CE đã quy định. Giấy chứng nhận này cho phép hàng hóa được đưa vào tiêu thụ tự do tại thị trường các nước này (coi như tất cả các yêu cầu của thị trường sở tại đều được đáp ứng).
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa phối hợp với Hiệp hội các nhà sản xuất công nghiệp Chilê (SOFOFA) tổ chức diễn đàn doanh nghiệp tại thủ đô Xantiagô (Chilê), nhằm tạo điều kiện cho giới kinh doanh hai nước tăng cường quan hệ đối tác trên cơ sở tận dụng hiệu quả tiềm năng của mỗi bên.
Nhật Bản là thị trường tiêu thụ văn phòng phẩm lớn thứ hai trên thế giới. Tổng quy mô thị trường Nhật Bản, bao gồm cả đồ gỗ nội thất văn phòng ước khoảng 1 ngàn tỷ Yên, xấp xỉ 9.5 tỷ USD.
Đối với các mặt hàng sổ ghi chép, tập ghi nhớ… mã HS 4820, thuế nhập khẩu vào Nhật Bản là 0,4% + 5% V.A.T. Đối với các dụng cụ văn phòng, thuế nhập khẩu vào Nhật Bản là 0% + 5% thuế V.A.T.
Khi kinh doanh tại các thành phố lớn ngày càng cạnh tranh gay gắt cùng nhu cầu tiêu dùng giảm, các đại gia điện máy đã mở cuộc "tiến quân" về tỉnh lẻ để “chiều” người dân ở quê.
Nhóm hàng điện tử viễn thông vẫn dẫn đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất và giá trị xuất khẩu thuộc hàng cao nhất. Tuy nhiên, hàm lượng FDI trong top 10 đã có sự sụt giảm đáng kể.
Tiểu thương tại đây hàng năm đều cam kết về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, không bán hàng lậu và hàng nhái. Tuy nhiên, phần lớn đều cho rằng điều này rất khó khả thi.
Cục thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 của thành phố đã tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 5,47% so với cùng tháng năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI đã tăng 1,22%, cao hơn gấp đôi mức tăng của năm 2013 (0,66%).
Hiện nay, cuộc xâm lấn của hàng giả đã khiến người ta phải nhìn nhận lại tiêu chí của sự xa xỉ và khiến nhà chức trách các nước trên thế giới đau đầu tìm cách dẹp bỏ.
Thành tích xuất khẩu của Việt Nam lẽ ra sẽ còn cao và hiệu quả hơn nữa nếu quản lý nhà nước khắc phục được những hạn chế về cơ sở hạ tầng, tệ tham nhũng, tính khó tiên liệu của chính sách, và tạo giá trị gia tăng cho hàng hoá.
Bằng nhiều cách, hàng hóa Thái Lan đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và trong tương lai không xa có thể là một thách thức lớn cho hàng Việt.
Giá cá trên thị trường toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại do Trung Quốc có nhu cầu ngày càng lớn đối với những loại hải sản cao cấp như cá ngừ và hàu, trong khi sản lượng đánh bắt có chiều hướng giảm sút.
Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá bán lẻ ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực hấp dẫn nhất. Dù không như đồn đoán ban đầu các tập đoàn lớn sẽ tràn vào nuốt chửng thị trường Việt Nam, nhưng chỉ nhìn vào tốc độ mở rộng của Big C, Metro, Lotte... vừa qua cho thấy sức ép cạnh tranh đang nóng lên từng ngày.
Lại tương tự giá thuốc, giá thực phẩm chức năng cũng đang “nhảy múa thoải mái” khi giá mua vào với giá bán ra chênh nhau tới cả chục lần! Thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh mẽ. Nhưng các quy định về quản lý thực phẩm chức năng đang tỏ ra quá lạc hậu. Phần quản lý giá của mặt hàng này đang bị thả nổi hoàn toàn.
Tháng 4, nhập khẩu đạt con số 6,95 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng qua lên hơn 24,8 tỷ USD. Với kim ngạch xuất khẩu 4 tháng là 20,1 tỷ USD, như vậy, nhập siêu những tháng đầu năm đã lên khoảng 4,7 tỷ USD, tương đương với hơn 23% kim ngạch xuất khẩu. Với cách làm như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 20% trong năm nay là rất khó.
Mark Zimmeran – cựu cố vấn Chủ tịch Phòng thương mại của Mỹ ở Nhật Bản đã viết trong cuốn sách nổi tiếng “Làm ăn với người Nhật như thế nào” của ông: “việc nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc tâm lý người Nhật và cấu trúc xã hội của nước Nhật là cực kỳ cần thiết cho việc làm ăn có hiệu quả với người Nhật”.
Kim ngạch xuất khẩu quý I/2010 ước đạt 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ 2009. Kim ngạch nhập khẩu 3 tháng ước đạt 17,525 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu cần nhập khẩu tăng 35,3%; nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu dự báo tăng khoảng 60,2% và nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự phục hồi của kinh tế trong nước sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng, đặc biệt việc thực hiện giải ngân vốn FDI được dự báo tăng cao sẽ khiến nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động đầu tư, xây dựng và sản xuất cũng sẽ tiếp tục gia tăng mạnh. Dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 74,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2009.
Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) về nguyên tắc có hiệu lực từ 01/01/2010, có lộ trình cắt giảm tới gần 7.000 dòng thuế. Indonesia đã yêu cầu đàm phán lại với TQ về việc hoãn thực thi ACFTA. Việt Nam hầu như vẫn chưa có một bộ hàng rào kỹ thuật đầy đủ cho các ngành sản xuất trong nước. Mối lo nhập siêu gia tăng từ TQ và mối lo nhiều Doanh nghiệp VN mất thị trường nội địa là có cơ sở....
Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu năm 2009 ước tính lên tới 12,246 tỷ USD, con số này thấp hơn nhiều mức nhập siêu thực hiện lên tới 18,029 tỷ USD của năm 2008, nhưng tăng gần 250 triệu USD so với mục tiêu đề ra.
Để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong quá trình tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu với những tiêu chuẩn ngày càng ngặt nghèo mà thị trường đặt ra, thì Việt Nam còn nhiều việc phải làm...
Xuất khẩu khoảng 25% tổng sản lượng gạo hàng năm, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tụt dốc quá xa so với của Thái Lan trong thời gian qua, và những người nông dân vẫn không được hưởng lợi tương ứng với công sức của mình bỏ ra,....