Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường văn phòng phẩm Nhật Bản: (1). Giới thiệu thị trường và xu hướng nhập khẩu

THỊ TRƯỜNG VĂN PHÒNG PHẨM NHẬT BẢN

 

1.     Giới thiệu về thị trường văn phòng phẩm Nhật Bản:

Nhật Bản là thị trường tiêu thụ văn phòng phẩm lớn thứ hai trên thế giới. Tổng quy mô thị trường Nhật Bản, bao gồm cả đồ gỗ nội thất văn phòng ước khoảng 1 ngàn tỷ Yên, xấp xỉ 9.5 tỷ USD.

Khái niệm thuật ngữ "Văn Phòng Phẩm" rất rộng, bao gồm các mặt hàng từ dụng cụ viết, bút chì… đến các mặt hàng trang trí, thiệp chúc mừng. Dưới đây là các sản phẩm văn phòng phẩm được trưng bày tại Triển lãm văn phòng phẩm lớn nhất của Châu Á được tổ chức hằng năm tại Nhật Bản: Triển lãm Văn phòng phẩm Quốc tế và các sản phẩm Văn phòng Tokyo (ISOT). Đây cũng là những sản phẩm Nhật Bản đang có nhu cầu nhập khẩu lớn:

• Các dụng cụ viết
• Sản phẩm giấy
• Đồ dùng văn phòng
• Sản phẩm điện tử/đa phương tiện
• Phụ kiện văn phòng
• Tập đựng hồ sơ
• Các sản phẩm và phụ kiện liên quan đến văn phòng
• Các dụng cụ vẽ
• Thiệp chúc mừng
• Đồ gỗ văn phòng
• Quà tặng     

• Bao bì quà tặng
• Cặp đi học
• Cặp hồ sơ
• Cái đựng thẻ
• Thiết bị thiết kế
• Bộ viết chữ     

• Đồ dùng văn phòng cá nhân
• Đồ dùng văn phòng sinh thái
• Dụng cụ cửa hàng bán lẻ
• Quà tặng văn phòng
• Hàng trang trí
 

Bảng so sánh số lượng sản xuất văn phòng phẩm trong nước và nhập khẩu
 

Sản phẩm

Đơn vị

Số lượng sản xuất trong nước Nhật

Số lượng nhập khẩu từ nước ngoài

Doanh thu thực tế

Bút chì

 

2,484,801

1,756,284     

8,109

Bút chì cơ

1000

196,410     

29,468     

16,338

Đầu bút chì cơ      

1,000 

3,286,012     

481,355     

5,188

Bút bi     

1,000 

    1,220,883     

405,580     

60,950

Bút đánh dấu     

1,000 

    597,998     

265,428     

37,388

Bút màu và phấn màu bằng dầu

1,000 

53,733     

45,032     

1,652

Màu nước     

1,000 

58,010     

37

2,557

Bút xóa bằng nước     

1,000 

39,054     

3,176     

3,597

Bút xóa bằng tape     

1,000 

10,175     

73,633     

6,984



Nguồn: Bộ METI năm 2006


Từ bảng thống kê trên, ta có thể nhận thấy Nhật Bản nhập khẩu nhiều bút chì. Các nước xuất khẩu sang Nhật Bản là Trung Quốc, Đài Loan, Đức và Việt Nam. Ngoài ra, bút chì và đầu bút chì cơ có chất lượng cao chủ yếu được sản xuất tại Nhật Bản. Các hãng sản xuất bút chì cơ nổi tiếng là Zebra, Pilot, Mitsubishi Pencil… Vào những năm 60 của thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của bút chì cơ và số lượng học sinh tiểu học giảm, mức tiêu thụ bút chì giảm đáng kể.

Trước đây, bút chì được tiêu thụ tại Nhật Bản bắt buộc phải có nhãn mác JIS (Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản). Nhưng đến cuối năm 1990, quy định này đã được bãi bỏ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà sản xuất nước ngoài thâm nhập thị trường Nhật Bản. Mặt khác, cùng với sự ra đời của hàng loạt các cửa hàng đồng giá 100 Yên, các sản phẩm văn phòng phẩm rẻ tiền của Trung Quốc đã thâm nhập thị trường Nhật Bản một cách dễ dàng.

 

2. Xu hướng sản xuất và kênh phân phối văn phòng phẩm tại Nhật Bản:

 

* Thị trường văn phòng phẩm Nhật Bản có đặc trưng riêng gồm các công ty lớn sản xuất nhiều mặt hàng văn phòng phẩm khác nhau và các công ty chuyên ngành văn phòng phẩm có lợi thế sản xuất một loại văn phòng phẩm nhất định. Chẳng hạn như các loại văn phòng phẩm nhỏ sẽ do các công ty chuyên sản xuất văn phòng phẩm của một tỉnh trong nước Nhật sản xuất.


Một số công ty lớn sản xuất nhiều loại văn phòng phẩm của Nhật Bản gồm: Công ty Kokuyo, Công ty Uchida Yoko và Công ty Plus. Các công ty này sản xuất nhiều loại văn phòng phẩm khác nhau từ dụng cụ để viết, giấy, dụng cụ văn phòng và các đồ nội thất văn phòng đắt tiền. Các công ty này vừa là công ty thương mại và cũng là các công ty bán buôn văn phòng phẩm.

Công ty Kokuyo kinh doanh khoảng 130 ngàn sản phẩm và là nhà sản xuất lớn nhất trong ngành công nghiệp văn phòng phẩm Nhật Bản. Mặt hàng giấy văn phòng là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của Công ty Kokuyo. Công ty Plus bắt đầu phát triển từ dịch vụ bán hàng qua catalogue (ASKUL) vào năm 1993 để thúc đẩy các sản phẩm văn phòng phẩm riêng của mình. Bằng cách nhận các đơn đặt hàng bằng fax, các sản phẩm văn phòng phẩm sẽ được giao trong ngày hôm sau. Dịch vụ này đã trở nên phổ biến tại Nhật Bản, nhất là các văn phòng ở các vùng đô thị. Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh thoảng cũng sử dụng các dịch vụ này vì rất thuận tiện và không tốn nhiều thời gian đi mua hàng. Vào năm 1997, công ty Plus đã sáp nhập với Askul và hiện đang bán hơn 30 ngàn mặt hàng văn phòng phẩm.

 

Catalogue ASKUL được in hai lần/một năm, chuyên phân phối cho các văn phòng. Nếu mua hàng trên 1900 yên (khoảng 20 USD) sẽ được cung cấp catalogue miễn phí. Công ty ASKUL chấp nhận thanh toán một lần vào cuối tháng. Điều này rất thuận tiện cho các văn phòng. Mặt hàng kinh doanh của công ty ASKUL rất đang dạng, từ các mặt hàng văn phòng phẩm, đồ nội thất văn phòng đến nước khoáng…


Nổi bật trong số các công ty bán lẻ là công ty ITOYA. Kể từ khi thành lập vào 1904, công ty này đã đầu tư xây dựng một cửa hàng bán văn phòng phẩm lớn với hơn 150 ngàn mặt hàng trong tòa nhà 9 tầng tại khu Ginza, Tokyo. Cho đến nay, công ty này đã phát triển thêm 11 cửa hàng trong khu vực shopping cao cấp.

 

Mỗi tầng được phân loại trưng bày bán theo sản phẩm, chẳng hạn như văn phòng phẩm, dụng cụ nghệ thuật, thiệp chúc mừng, quà tặng sang trọng… Mua sắm tại cửa hàng ITOYA tại khu vực Ginza là một biểu trưng của người có thu nhập cao, không chỉ đối với dân Nhật Bản, mà còn đối với khách du lịch từ từ khắp thế giới.

 

Hiện nay, xu hướng bán các mặt hàng văn phòng phẩm có sức lôi cuốn, nhỏ gọn và đa chức năng rất phổ biến tại Nhật Bản. Đồng thời, các siêu thị và các chuỗi cửa hàng đồng giá 100 Yên đã nhập khẩu số lượng lớn các mặt hàng văn phòng phẩm rẻ tiền từ nước ngoài, trong đó chủ yếu là từ Trung Quốc. Ngoài ra, các nhà sản xuất trong nước đã chuyển sang nhập khẩu ngày càng nhiều văn phòng phẩm để bán tại thị trường Nhật Bản vì giá và chi phí sản xuất rẻ hơn sản xuất tại Nhật Bản.

 

Các sản phẩm thân thiện với môi trường cũng được cũng được người tiêu dùng Nhật Bản hưởng ứng nhiệt tình, bằng cách sử dụng các nguyên vật liệu tái sinh và không sản xuất chất độc hại.

 

* Kênh phân phối văn phòng phẩm tại Nhật Bản:

 

Văn phòng phẩm bao gồm nhiều loại sản phẩm, với số lượng lớn các nhà sản xuất và các cửa hàng bán lẻ. Vì lý do này, rất ít trường hợp vận chuyển hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến các cửa hàng bán lẻ. Hệ thống phân phối ba tầng gồm: [nhà sản xuất --- bán buôn ---- cửa hàng bán lẻ] đã tồn tại một cách khép kín. Điều này thể hiện kênh phân phối chung của văn phòng phẩm, nhưng đôi lúc nhà bán buôn thứ cấp cũng tồn tại để đáp ứng phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng địa phương.

 

Tuy nhiên, doanh thu giảm do suy thoái kinh tế kéo dài đã khuyến khích nhà sản xuất bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng như trường hợp của công ty ASKUL, mà không phụ thuộc nhiều vào từng cửa hàng bán văn phòng phẩm. Ngoài ra, sự hiện diện của nhiều cửa hàng đồng giá 100 Yên và cửa hàng giảm giá đã làm cho kênh phân phối văn phòng phẩm tại Nhật Bản thêm đa dạng. Kênh bán lẻ mới này đã lôi cuốn người tiêu dùng bằng bán các sản phẩm nước ngoài có giá vừa phải, có thể nhập khẩu trực tiếp, hoặc thông qua các công ty thương mại hoặc công ty bán buôn.

 

3. Xu hướng nhập khẩu:
 

Hằng năm, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 340 triệu USD sản phẩm văn phòng phẩm. Các nước xuất khẩu văn phòng phẩm lớn sang thị trường Nhật Bản gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam…

     Mã HS 4820: Sổ đăng ký, sổ sách kế toán, vở ghi chép, sổ đặt hàng, quyển biên lai, tập viết thư, tập ghi nhớ, sổ nhật ký và các ấn phẩm tương tự, vở bài tập, quyển giấy thấm, quyển bìa đóng hồ sơ (loại tờ rời hoặc loại khác), bìa kẹp hồ sơ, vỏ bìa kẹp hồ sơ, biểu mẫu:
Đơn vị tính: ngàn USD
 

Nước xuất khẩu vào Nhật Bản

2006

2007

So sánh 2007/2006

2008

So sánh 2008/2007

Thị phần

Trung Quốc     

69,443     

77,224     

11.2%     

71,784     

-7.0%     

52.2%

Việt Nam

7,947     

15,533     

95.5%     

19,347     

24.6%     

14.1%

Inđônêxia     

11,839     

11,343     

-4.2%     

14,247     

25.6%     

10.4%

Tổng cộng:     

122,383     

138,433     

13.1%     

137,452     

-0.7%     

 


Nguồn: Hải quan Nhật Bản.

( Bộ Công Thương )

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo