Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp sẽ thành công hơn nếu có đầy đủ thông tin thị trường

Tại cuộc tọa đàm giữa đại diện các doanh nghiệp với đại sứ, tổng lãnh sự tại các nước vừa diễn ra tại TP.HCM, nhiều doanh nghiệp cho biết họ sẽ thành công hơn nếu có đầy đủ kịp thời thông tin thị trường, từ đó dễ dàng ứng phó và thận trọng trong việc ký kết hợp đồng với đối tác.

Về phía các đại sứ, họ cũng đưa ra các yêu cầu đối với doanh nghiệp là phải chú ý hơn nữa đến vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm và các quy định theo thông lệ quốc tế của từng thị trường...

Thị trường Nga rất tiềm năng cho các mặt hàng thủy sản, giày dép, đồ gỗ, rau quả... đây cũng là thị trường lớn đối với xuất khẩu lao động. Tuy nhiên thời gian qua, việc đưa người sang Nga bất hợp pháp quá nhiều đã ảnh hưởng không tốt cho quan hệ làm ăn của doanh nghiệp. Đối với thị trường Đức thì đồ gỗ xuất khẩu là một lợi thế, song cũng phải cẩn trọng vì có doanh nghiệp nhập gỗ từ nước ngoài rồi xuất sang Đức, nếu được xác định là gỗ quý hiếm họ sẽ tạo cớ để phạt doanh nghiệp xuất khẩu. Tại thị trường Phần Lan, gần như chưa có trường hợp lừa đảo hay phá vỡ hợp đồng xảy ra, nên doanh nghiệp có thể yên tâm. Một số hàng hóa Việt Nam xuất sang Phần Lan được ưa thích, tuy nhiên, chất lượng hàng hóa không đồng đều, hạn sử dụng lại ngắn. Thị trường Tây Ban Nha thì lượng hàng hóa thủy sản từ Việt Nam xuất sang ngày càng tăng nhưng doanh nghiệp phải chú ý chất lượng, bởi phía Tây Ban Nha có các trung tâm kiểm định với các thiết bị hiện đại.

Đối với thị trường Mỹ thì các khoản thuế, mẫu mã, quy cách... đều có quy định riêng, nhưng rất chặt chẽ. Doanh nghiệp phải thật cẩn thận vì chỉ cần bị từ chối một lần sẽ rất khó để hàng hóa vào được thị trường này những lần sau. Doanh nghiệp muốn biết thông tin về các triển lãm, hội thảo các ngành nghề khác nhau trong năm 2009 tại Mỹ, chỉ cần liên hệ với VCCI, Vụ Tổng hợp Kinh tế... Thị trường Cu Ba tuy rất thuận lợi vì có quan hệ chính trị tốt đẹp. Tuy nhiên, khó khăn của thị trường này là xa và chưa chuyển hẳn sang kinh tế thị trường. Thanh toán đối với thị trường này cũng cực kỳ khó khăn, do cấm vận, khả năng thanh toán chậm, xử lý hạch toán có thể chuyển bằng euro qua thị trường franfrukt. Cu Ba hiện là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm rượu rhum, xì gà và các sản phẩm sinh học.

Với thị trường khu vực châu Á như Nhật Bản, các doanh nghiệp có cơ hội tốt để xuất khẩu nông sản (trong nước tự cấp chỉ được 40%). Hiệp định đối tác đã hoàn tất và chuẩn bị ký kết và thông qua vào cuối năm sẽ mở ra nhiều cơ hội cho nhiều ngành hàng của Việt Nam xuất sang Nhật. Tuy nhiên, Nhật Bản rất nghiêm khắc về tiêu chuẩn. Trung Quốc cũng là thị trường nhiều tiềm năng. Còn đối với thị trường Singapore, doanh nghiệp nên giảm trung gian, đàm phán ký kết trực tiếp càng nhiều càng tốt...

Đó là một số thông tin về thị trường mà các đại sứ đã cung cấp cho doanh nghiệp tại buổi tọa đàm. Tuy nhiên, về phía doanh nghiệp, họ vẫn mong phía các đại sứ có sự hỗ trợ nhiều hơn. Ông Lê Duy Phương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển nhà Lê Vũ mong muốn Đại sứ Việt Nam tại Braxin có thể thông qua triển lãm tại các hội chợ, kêu gọi các doanh nghệp nhập khẩu hợp tác bằng cách đưa ra các thông số về mẫu mã và sản phẩm, trước mắt là hội chợ Sao Paulo diễn ra vào đầu tháng 4-2009. Bởi hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất khó khăn khi tìm kiếm những số liệu cho việc xuất khẩu hàng nội thất và thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam vào thị trường Braxin.

Các doanh nghiệp cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan cần cung cấp cho doanh nghiệp thông tin cập nhật về chính sách và chiến lược phát triển kinh tế các quốc gia. Các trưởng cơ quan đại diện cần hỗ trợ doanh nghiệp thông tin cũng như kiến thức về khả năng tiếp thị quốc tế phù hợp với từng thị trường cụ thể, đồng thời có những phân tích cụ thể về những thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam, thị trường nguyên liệu rẻ phục vụ sản xuất trong nước... 

(Theo báo Bình Dương)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khi thanh toán tiền hàng
  • Thị trường khu vực Trung Đông - châu Phi: Phức tạp nhưng nhiều tiềm năng
  • Một số vấn đề cần lưu ý khi giao dịch với doanh nghiệp Chi Lê
  • Hồng Kông - thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam
  • Tìm hiểu thị trường cao su Nhật Bản
  • Sắp tới hàng Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ chịu nhiều rào cản
  • Việt Nam là thị trường đầy triển vọng của Chile
  • Tổng quan về kinh tế Ấn Độ và quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam-Ấn Độ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo