Đa số hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản và ngược lại, hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Đó là lợi ích thấy ngay được từ Hiệp định đối tác kinh tế Việt
Nông, thủy sản, dệt may... hưởng lợi
![]() |
Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp phụ trợ |
Khi phần lớn mặt hàng được miễn thuế theo Hiệp định, hàng hoá, vốn, công nghệ, lao động hai nước sẽ lưu chuyển thông thoáng, thuận lợi. Trong đó, thuỷ sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hoá chất, linh kiện điện tử sẽ có mức cam kết tự do hoá mạnh mẽ nhất.
Như vậy với VJEPA, người tiêu dùng trong nước sẽ được hưởng lợi với giá bán hàng hóa giảm, nhất là những mặt hàng chất lượng cao từ Nhật Bản. Ngược lại, người tiêu dùng Nhật Bản cũng có thêm cơ hội tiếp cận hàng Việt Nam với giá cạnh tranh hơn.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ, Trưởng đoàn đàm phán VJEPA Việt Nam cho biết, do thuế suất nhiều mặt hàng được miễn giảm, nhất là các mặt hàng nông, thủy sản, VJEPA được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam vào Nhật hơn. Từ đó, dẫn đến việc thu mua cũng như giá bán nông sản trong nước sẽ thuận lợi hơn, cải thiện đời sống người nông dân.
Năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt hơn 12 tỷ USD, tăng hơn 3 lần so với năm 2000. Năm 2008, con số này dự kiến sẽ vượt 16 tỷ USD, phá mốc 15 tỷ USD vào năm 2010 mà hai chính phủ dự kiến đề ra.
Hiện tổng vốn FDI đăng ký của Nhật Bản tại Việt Nam đạt trên 17 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các nước có đầu tư tại Việt Nam nhưng lại là nhà đầu tư hàng đầu với 4,8 tỷ USD xét về vốn thực hiện. Các công ty của Nhật Bản, trong đó có nhiều tập đoàn uy tín đang mở rộng hoạt động với quy mô đầu tư ngày một lớn. Tuy nhiên, vướng mắc nổi cộm của các nhà đầu tư Nhật về môi trường kinh doanh Việt
Để giải quyết câu chuyện “đau đầu” này, khơi thông những vướng mắc trong đầu tư, trong khuôn khổ VJEPA, hai nước cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Thỏa thuận hợp tác dài hạn này nhằm giúp Việt Nam định hướng quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất linh kiện của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam cũng như mở rộng cơ hội liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.
Mở đường đưa y tá sang Nhật
Một điểm đáng chú ý trong Hiệp định là vấn đề tiếp nhận lao động. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, dù khá khắt khe về điều kiện tiếp nhận nhưng Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu lao động truyền thống và quan trọng của Việt
Theo đó, phía Nhật cam kết dành cho Việt Nam một khoản vay ODA lãi suất thấp để mỗi năm đào tạo khoảng 200 – 300 y tá Việt Nam tại Nhật Bản. Chương trình này sẽ kéo dài khoảng 3 năm. Sau khi tốt nghiệp, các y tá sẽ được làm việc lâu dài (khoảng 7 năm) tại Nhật Bản.
Phía Nhật cũng cam kết hỗ trợ xây dựng Hệ thống kiểm định tay nghề và Hệ thống cấp chứng chỉ cho y tá và hộ lý Việt
Theo ông Ruệ, hai bên sẽ sớm hoàn tất các thủ tục phê chuẩn trong nước để Hiệp định VJEPA có hiệu lực ngay nửa đầu năm 2009, kịp thời đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và người dân hai nước.
Các văn kiện Hiệp định VJEPA được ký kết bao gồm:
• Hiệp định Đối tác kinh tế Việt
• Hiệp định thực thi (bao gồm các quy định về cơ chế triển khai các cam kết thuộc Hiệp định chính)
• Tuyên bố chung về việc ký kết Hiệp định VJEPA nhằm giới thiệu các nội dung cam kết cơ bản, đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa của Hiệp định trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Với những lợi điểm trên, ông Ruệ nhấn mạnh, dù trong ngắn hạn, VJEPA không gây ra những xáo trộn nhưng sẽ tác động đến sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu kinh tế của của hai nước về lâu dài và trong mối tương quan với các nền kinh tế khu vực và thế giới.
(Theo Vietnamnet)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com