Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lưu ý khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội thảo “Các quy định về an toàn đối với doanh nghiệp Việt Nam khi XK  hàng hóa sang Hoa Kỳ” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức cuối tuần qua đã trực tiếp phổ biến những thông tin mới và cần thiết nhất về những quy định tiêu chuẩn hàng hoá XK sang Hoa Kỳ và hướng dẫn các DN VN khi XK sang thị trường này không gặp phải rủi ro và khiếu nại.

Hiện có rất nhiều DN VN đang có hàng hoá XK vào thị trường Hoa Kỳ bởi đây là một thị trường lớn, đa dạng với sức tiêu thụ số 1 thế giới. Tuy nhiên, ngoài những hấp dẫn về thị trường thì những rủi ro khi XK sang thị trường này cũng không phải là ít.

Theo đạo luật cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng năm 2008 của Mỹ (có hiệu lực từ 12-11-2008) do bà Laurie Hopkins, phụ trách thị trường Việt Nam của ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (CPSC) trình bày thì bất kỳ một sản phẩm nào khi vào thị trường Hoa Kỳ đều phải có giấy chứng nhận nêu lên sự hợp chuẩn đối với các yêu cầu của SPSC Hoa Kỳ (quy định, lệnh cấm, tiêu chuẩn, quy tắc). Việc chứng nhận phải dựa vào thử nghiệm mọi sản phẩm hay vào một chương trình thử nghiệm hợp lý. Giấy chứng nhận phải kèm theo sản phẩm hay lô hàng sản phẩm và phải có sẵn cho CPSC và Hải quan Hoa Kỳ khi có yêu cầu.   

Một chuyên gia của tập đoàn bảo hiểm AIG (Hoa Kỳ) cho biết, thực tế khi hàng hóa đã qua các khâu kể trên và đã tới tay người tiêu dùng rồi, rủi ro vẫn chưa hết. Thông thường, với những rủi ro trong quá trình sử dụng, người sản xuất hoặc nhà bán lẻ sẽ phải bồi thường, đây là quy định của luật pháp Mỹ. Ví dụ một sản phẩm là ghế gỗ của VN được NK vào Hoa Kỳ, một người tiêu dùng Mỹ quá khổ ngồi lên chiếc ghế đó và bị gãy ghế, ngã xuống sàn nhà và bị chấn thương cột sống. Rất có thể người tiêu dùng này sẽ kiện nhà phân phối hoặc nhà sản xuất VN với lý do chiếc ghế đó không đủ độ bền cần thiết, không có cảnh báo rằng những người có cân nặng bao nhiêu trở lên không nên ngồi chiếc ghế đó… 

Vì vậy, bà Laurie Hopkins khuyến nghị DN trước khi XK sang Hoa Kỳ nên có những thử nghiệm ngẫu nhiên và thử nghiệm thường xuyên để phát hiện lỗi. Bên cạnh đó, DN cũng nên theo dõi phản ứng của khách hàng. Nếu phát hiện lỗi phải báo cáo ngay với CPSC để có biện pháp khắc phục nếu không sẽ bị xử phạt rất nặng. 

Bà Laurie Hopkins khẳng định, “không phải mọi sản phẩm có lỗi đều bị thu hồi, điều quan trọng là phải biết rút kinh nghiệm và tìm biện pháp khắc phục. Chính phủ Hoa Kỳ có thể ra lệnh tiêu huỷ sản phẩm nếu nó vi phạm các yêu cầu của CPSC”. 

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các DN VN chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa với năng lực cung cấp còn hạn chế và không ổn định, cần tính đến những đòi hỏi trên của thị trường trước khi quyết định XK để tránh các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Bởi lẽ, tiền lãi của một vài hợp đồng với số lượng nhỏ chưa chắc đã bù đắp được những tổn thất do lựa chọn nhà vận chuyển, bảo hiểm… không phù hợp với mình, hoặc do không nghiên cứu kỹ thị trường, bị kiện tụng gây ra.

Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (CPSC) là cơ quan bảo vệ quyền lợi công chúng Mỹ trước những nguy cơ thương vong hoặc tử vong bất hợp lý từ các sản phẩm tiêu dùng. CPSC được quyền kiểm soát chất lượng và độ an toàn của mọi sản phẩm tiêu dùng lưu thông trên thị trường Mỹ, đảm bảo đúng “chuẩn” an toàn. CPSC đồng thời thực hiện nhiệm vụ nâng cao nhận thức về an toàn sản phẩm cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.

( Theo Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng )

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo