Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quản lý mối nguy hại trong chuỗi giá trị cá tra

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra mắt Ban điều hành sản xuất và tiêu thụ cá tra hôm 23-6 tại Cần Thơ. Nhân sự kiện này, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi nhanh với Thứ trưởng Lương Lê Phương quanh câu chuyện quy hoạch sản xuất và liên kết trong chuỗi giá trị của con cá tra, cá ba sa.

 

TBKTSG Online: Thưa ông, ông có thể cho biết thủy sản Việt Nam có nhiều mặt hàng như tôm, cá, hải sản biển, hàng khô nhưng tại sao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại chọn con cá tra để lập một ban điều hành quy mô, do bộ trưởng làm trưởng ban?

- Thứ trưởng Lương Lê Phương: Thủ tướng đã xác định 2 mặt hàng chủ lực của ĐBSCL hiện hay là con cá và cây lúa. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có đề án phát triển bền vững con cá tra do Bộ trưởng Cao Đức Phát chủ trì và Ban điều hành sản xuất và tiêu thụ cá tra là một phần trong đề án phát triển bền vững này.

Đề án này suy cho cùng là làm sao tạo ra một chuỗi giá trị từ con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, nuôi, thu hoạch, vận chuyển, chế biến, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu phải liên hoàn với nhau, không được đứt đoạn ở chỗ nào. Hay nói theo kiểu của châu Âu là sản phẩm sạch và kiểm soát được từ “ao nuôi tới bàn ăn”.

 

Tiêu chuẩn quản lý các mối nguy hại tới hạn (HACCP) hiện nay gần như là một tiêu chuẩn bắt buộc mà nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu nào cũng phải áp dụng, để kiểm soát và loại trừ các mối nguy hại có thể lọt vào trong qua trình chế biến. Nếu HACCP cho quản lý vĩ mô của nhà nước cho con cá tra của cả vùng ĐBSCL thì hiện tại cũng có những mối nguy hại đã tới hạn.  

Trong từng nhà máy thì HACCP được áp dụng dễ dàng hơn, nhưng còn trên bình diện vĩ mô của quản lý nhà nước thì không dễ dàng gì, vậy ông có thể nói rõ hơn về tiêu chuẩn quản lý này?  

- Nếu nói mối nguy tới hạn của con cá tra ở ĐBSCL thì phải nói tới 3 yếu tố. Một là quy hoạch, hai là xúc tiến thị trường và cuối cùng là tạo mối liên kết. Cả ba yếu tố này hiện nay đều yếu kém.  

Quản lý vĩ mô mà lại không có quy hoạch cụ thể, ai nuôi thì cứ nuôi, ai có tiền thì cứ đầu tư xây nhà máy chế biến, ai muốn bán thì bán dù có người chẳng hề có nhà máy, đi mua gom… Hậu quả là một số thị trường nhập khẩu đã phản ứng như Nga từng tạm dừng nhập khẩu cá, rồi Ý thì nói xấu con cá tra, Ai Cập cũng vậy.  

Suy cho cùng là chúng ta quản lý vĩ mô quá yếu kém, chỗ nào bán được thì doanh nghiệp ùn ùn đưa hàng qua bán, tranh bán đẩy giá xuống, giảm chất lượng cá như từng xảy ra ở thị trường Nga, Ai Cập... Hay nói khác hơn, chính chúng ta đã làm xấu hình ảnh con cá tra vốn dĩ độc quyền một mình một chợ trên thị trường thế giới của Việt Nam mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng sản vật này cho ĐBSCL. Doanh nghiệp bán cá tra thì mắc bệnh tâm lý “bầy đàn”.

 Mối nguy thứ hai là chúng ta còn yếu trong khâu xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến tiêu thụ trong nước.  

 

Chế biến cá tra xuất khẩu ở Công ty
cổ phần Nam Việt ở An Giang.

 

Mối nguy hại thứ ba là thiếu tính liên kết. Trong chuỗi giá trị con cá tra, phải có hai mối liên kết là liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc thì rất dễ thấy, đó là liên kết giữa nông dân là người cùng cấp nguyên liệu với nhà máy chế biến, xuất khẩu, giữa nông dân nuôi cá và các nhà cung cấp thức ăn, con giống.  

 

Liên kết ngang là liên kết theo từng công đoạn, như mối liên kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý ngành, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, rồi Hội nghề cá Việt Nam, liên kết giữa những người nuôi cá, rồi liên kết giữa các nhà máy chế biến với nhau, thậm chí là liên kết của những nhà cung cấp con giống, mối liên kết giữa những nhà máy cung cấp thức ăn…  

Cái dở của ta là cả liên kết dọc và ngang đều thiếu hoặc nếu có thì quá yếu. Vậy nên mới xảy ra chuyện các nhà máy thì không biết sản lượng cá nuôi trong vụ này bao nhiêu, người nuôi cá thì không biết cụ thể nhà máy cần gì, sản lượng cá nguyên liệu bao nhiêu, thị trường xuất khẩu tiến triển ra sao?

Gần đây, đáng mừng là các nhà máy chế biến xuất khẩu cá trong nước, thông qua Ban điều hành xuất khẩu cá tra vào thị trường Nga, đã tạo dựng được mối liên kết với các nhà nhập khẩu Nga, một mô hình rất hay và có thể áp dụng cho nhiều thị trường khác.

Mối liên kết ngang này mà người hưởng lợi ích là người tiêu dùng Nga và nâng cao vị thế, hình ảnh của con cá tra Việt Nam.  

Xin cám ơn ông!

 

 

(Theo Hồng Văn/TBKTSG Online)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Thị trường Việt Nam và Indonesia có sức hút lớn
  • Khai thác các thị trường Trung Đông và châu Phi
  • Doanh nghiệp cần biết
  • Doanh nghiệp cần biết: Giới thiệu thị trường Mali
  • Những điều cần biết khi xuất khẩu hoa vào thị trường EU
  • Nắm bắt nhu cầu để phát huy lợi thế hàng hoá Việt Nam tại thị trường Nga
  • Từ ngày 1/10/2009, mở rộng thí điểm thủ tục hải quan tại 8 tỉnh, thành phố
  • Thị trường Châu Phi : Đích đến mới của các doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo