Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Châu Phi : Đích đến mới của các doanh nghiệp

Trong bối cảnh suy thoái chung ở nhiều thị trường, nhiều doanh nghiệp trong nước đang hướng sang thị trường châu Phi.

Đây là một thị trường rộng lớn, dân số đông, nhu cầu về các tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã hàng hoá không quá khắt khe như nhiều thị trường khác.

Hơn nữa, giá cả, chất lượng và chủng loại nhiều sản phẩm hàng Việt Nam khá thích ứng với thị trường này.

Về thị trường theo nước kỳ đầu tháng 7/2009, top năm nước đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu là Senegal chiếm 23,46%, Mozambique là 14,34%, Congo 12,71%, Nam Phi 8,19% và Nigieria 8,09%.

Algeria - được các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá là một thị trường xuất khẩu có tiềm năng lớn của châu Phi. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu nước này lên tới trên 39 tỉ USD, trong đó kim ngạch nhập hàng thực phẩm là 7,7 tỉ USD. Trong những năm tới, Algeria vẫn phải nhập khẩu thực phẩm vì sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30%. Algeria có nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào và dự trữ vàng đảm bảo nguồn tài chính cho nhập khẩu trong thời gian dài. Trong khi đó, thị phần của Việt Nam tại Algeria còn rất nhỏ (kim ngạch năm cao nhất đạt trên 97 triệu USD, chiếm khoảng 0,25% tổng kim ngạch nhập khẩu của Algeria). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Algeria trong những năm qua là: cà phê, gạo, hạt tiêu, thuỷ sản, giày dép, may mặc. Các mặt hàng có tiềm năng khác mà các doanh nghiệp cần chú ý khai thác là vật liệu xây dựng, máy tính, đồ điện gia dụng, điện tử và linh kiện.

Trong 15 ngày đầu tháng 7/2009, Senegal tiêu thụ nhiều nhất và phổ biến là nhập khẩu gạo 100% tấm. Giá gạo loại này tăng nhẹ so với kỳ trước, tuy nhiên đã giảm về lượng. Đứng thứ hai là Congo, nước này tiêu thụ chủ yếu là gạo 25%, giá loại gạo này giảm nhẹ 10% trong kỳ qua. Về thuỷ , hải sản, Algeria đang là thị trường tiêu thụ hải sản lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi, chủ yếu là cá tra phile đông lạnh.

Hàng dệt may, màn tuyn có tẩm thuốc chống muỗi vẫn được các nước tiêu thụ mạnh như Nigeria, Kenya, Zambia và Burundi. Thị trường Nam Phi vẫn được coi là thị trường tiêu thụ nhiều chủng loại hàng dệt may của Việt Nan, trong kỳ vừa qua nước này có nhập khẩu thêm quần soọc nữ màu trắng và găng tay.

(Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Doanh nghiệp cần tìm hiểu cách tiếp cận thị trường xuất khẩu rau, quả Trung Quốc
  • Quy định chung của Canada về đóng gói và dán nhãn đối với hàng rau và quả tươi
  • Xuất khẩu vào Mỹ phải tuân thủ luật mới
  • Các mặt hàng cấm nhập khẩu và các hoạt động kiểm soát xuất khẩu của Anh
  • Doanh nghiệp cần biết: Một số nét văn hóa kinh doanh tại Hy Lạp
  • Một số thông tin liên quan đến thủ tục hải quan và thuế đối với hàng nhập khẩu vào Trung Quốc
  • Quy định mới về quá cảnh hàng hóa của Lào qua lãnh thổ VN
  • Mở rộng giao thương với Cộng hòa Liên bang Nga
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo