Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những điều cần biết khi xuất khẩu hoa vào thị trường EU

Châu Âu là nơi nhập khẩu hoa cắt cành đứng đầu thế giới. Để xuất khẩu hoa vào thị trường EU, người xuất khẩu cần biết một số thông tin cơ bản sau:

- Các sản phẩm hoa từ các nước đang phát triển nhập khẩu vào EU không phải chịu thuế nhập khẩu. Để tìm một đối tác buôn bán tiềm năng, có thể sử dụng những cách sau: Gửi thư trực tiếp, thăm viếng mang tính cá nhân, đến các khu nhập khẩu; mời các nhà nhập khẩu EU hoặc các đối tác tiềm năng đến thăm công ty của bạn; xây dựng một mạng lưới để mở rộng quan hệ hoặc thăm các hội chợ thương mại quốc tế.

- Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau đối với việc xuất khẩu của bạn. Tuy nhiên, các phương thức thường được sử dụng nhất trong thương mại về hoa là sử dụng tài khoản mở và thanh toán trước

- Đối với hầu hết các loài hoa nhiệt đới, giá thấp nhất là vào mùa hè và cao nhất vào tháng 11, 12 và vào những ngày lễ như ngày Tình Yêu (Valentine) và ngày của Mẹ. Có thể tham khảo khung giá theo chuỗi cung ứng hoa thông qua thị trường đấu giá Hà Lan

Trong trường hợp bán hàng thông qua hệ thống đấu giá, điều quan trọng cần chú ý là những hàng hoá được nhập khẩu được mua bán trên cơ sở một hợp đồng hàng năm giữa người bán và trung tâm đấu giá. Một mẫu hợp đồng chuẩn do Liên đoàn đấu giá hoa Hà Lan - Federation of Dutch Flower Auctions (VBN) ban hành được sử dụng ở tất cả các trung tâm đấu giá Hà Lan. Để có một giấy phép mỗi năm, nhà nhập khẩu phải cung cấp các chi tiết liên quan đến tên và địa điểm của người trồng hoa, loài hoa, nơi trồng trọt, số đơn vị hàng giao, một phần sẽ được trưng bày lại trong phòng lưu sản phẩm, giai đoạn sản phẩm được đưa ra đấu giá và số chuyến hàng mỗi tuần. Khi bán hàng trực tiếp thông qua những nhà nhập khẩu EU, việc sử dụng các hợp đồng được viết sẵn không được phổ biến. Phần lớn các nhà nhập khẩu thích làm việc trên cơ sở thực tế không cần hợp đồng viết sẵn.

- Các điều kiện giao hàng thường được sử dụng nhất, đó là: CIF (Cost, Insurance, Freight), FOB (Free on Board), CRF (Cost and Freight)

- Phân loại sản phẩm có thể bao gồm vài nhóm sản phẩm (phân loại rộng), mỗi nhóm có vài sản phẩm khác nhau (phân loại sâu). Ngòai ra, một sản phẩm có thể bao gồm vài loại sản phẩm. Một nhà cung cấp chỉ có thể lựa chọn một đối tác kinh doanh thích hợp khi họ cung cấp thông tin chính xác về loại sản phẩm mà họ chào bán. Lưu ý rằng ở nước ngoài, nhiều loại hàng hoá đôi khi được biết dưới những tên thương mại khác nhau.

Ví dụ về phân loại sản phẩm công ty

Phân loại sản phẩm (phân loại rộng)

Sản phẩm (phân loại hẹp)

Chủng loại sản phẩm

Hoa cắt cành

Hoa hồng

Leonidas Meicofum
Sunny Leonidas Meiguido

Bước tiếp theo là đánh giá lại các đặc tính của sản phẩm đưa ra chào hàng.

Ví dụ về đặc tính sản phẩm

Sản phẩm

Chủng loại sản phẩm

Kích cỡ

Màu sắc

Khả năng cung ứng

Đóng gói

Hoa hồng

Leonidas Meicofum

50 - 70 cm

Hai màu nâu đỏ pha kem

Quanh năm

50-60 cm: 200 cành
70 cm: 150 cành

Hoa hồng

Sunny Leonidas Meiguido

50 - 70 cm

Hai màu cam pha kem

Quanh năm

50-60 cm: 200 cành
70 cm: 150 cành

Người mua nước ngoài hiếm khi quan tâm đến bán hàng giao ngay. Thay vào đó, họ thường tìm kiếm sản phẩm đạt chất lượng ở mức giá thỏa thuận trong một thời gian dài. Thông thường, khối lượng sản phẩm được bán thì không quan trọng bằng việc cung cấp chắc chắn, ổn định số lượng sản phẩm trên thực tế.

Các quy định có liên quan đến khía cạnh xã hội, môi trường và chất lượng ngày càng có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và thường được những người mua ở EU đưa ra thông qua các quy định về nhãn mác, ký mã hiệu và hệ thống quản lý. Phần lớn khách hàng của các nhà nhập khẩu chỉ đơn giản đưa là yêu cầu là hoa cần có giấy chứng nhận. Mặc dù các nhà bán sỉ này thường không quan tâm gì đến nhãn mác, nhưng một số nhà bán lẻ và người tiêu dùng thì lại quan tâm. Nếu khách hàng yêu cầu về nhãn mác, trong đa số các trường hợp thì đó vẫn chưa phải là nhân tố mang tính quyết định đến toàn bộ quyết định mua hàng của họ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nhiều loại giấy chứng nhận có thể tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu có thể tự khẳng định sản phẩm của mình và xây dựng một quan hệ cung ứng hàng cho các thị trường riêng biệt (thị trường ngách). Hiện nay, một số siêu thị yêu cầu các nhà cung cấp của họ phải có giấy chứng nhận (ví dụ như nhãn EUREPGAP, Max Havelaar, MPS, Fair Trade...)

Ở thị trường Châu Âu, một lượng lớn hoa nhiệt đới được phân phối bởi những nhà bán sỉ, nhập khẩu chuyên nghiệp (hay những nhà nhập khẩu). Cả Châu Âu chỉ có khoảng 20 nhà nhập khẩu chuyên nghiệp như vậy. Trong đó, có 5 nhà nhập khẩu chuyên nghiệp đang kinh doanh ở Hà Lan và nằm ở khu vực xung quanh hai trung tâm đấu giá lớn là Aalsmeer và Naaldwijk. Ở Pháp, có 3 nhà bán sỉ nhập khẩu chuyên nghiệp đang hoạt động ở chợ bán sỉ Rungis, nằm gần Paris. Hầu hết hoa nhiệt đới được bán thông qua các cửa hàng hoa. Siêu thị và các cửa hàng bán lẻ khác (dạng quầy hàng tự chọn) và các trung tâm hoa vườn cũng bán được khá nhiều các bó hoa kết sẵn của nhiều loại hoa khác nhau. Vai trò của các trung tâm đấu giá hoa của Hà Lan là rất quan trọng trong thương mại mặt hàng hoa nhiệt đới.

(vietrade)

(Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo