Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy định chung của Canada về đóng gói và dán nhãn đối với hàng rau và quả tươi

Vụ Châu Mỹ - Bộ Thương Mại, giới thiệu tóm lược những điểm chính của quy định chung về đóng gói và dán nhãn đối với hàng rau và quả tươi tiêu thụ ở thị trường Canada.

Quy định về đóng gói

Các sản phẩm tươi có thể được bán trên thị  trường trong bao gói thích hợp. Bao bì của sản phẩm tươi phải được đóng kín theo cách thức phù hợp với chủng loại của bao bì. Quy định đối với hàng Rau và Quả Tươi quy định rõ về kích thước bao bì của những hàng hóa nông sản nhất định thuộc diện điều chỉnh của các quy định này được bán ở thị trường.

Các bao gói không được bẩn, lấm, biến dạng, rách vỡ  hoặc bị hư hỏng cách khác làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Bao gói của hoa quả hỗn hợp hoặc rau hỗn hợp

Tất cả hoa quả, được đói gói cùng với các loại hoa quả khác hoặc thực phẩm có trọng lượng tịnh không được quá 10 kg (22 lbs) và không một loại hoa quả nào trong cùng bao gói đó có trọng lượng tịnh được vượt quá 1 kg (2.2 lbs). Loại sản phẩm này phải được dán nhãn "Kiện Quà" (“Gift Pack”).

Tất cả các loại rau, được đói gói cùng với các loại rau khác có trọng lượng tịnh không được quá 10 kg (22 lbs) và không một loại rau nào trong cùng bao gói đó có trọng lượng tịnh được vượt quá 1 kg (2.2 lbs). Loại sản phẩm này phải được dán nhãn "Đồ Hầm" (“Stew Pack”).

Các quy định về dán nhãn

Tất cả các loại bao gói cho rau và quả tươi đều phải được dán nhãn thích hợp, đáp ứng các yêu cầu của Quy định đối với hàng Rau và Quả Tươi.Tất cả các thông tin trên nhãn mác về thực phẩm phải chính xác và không sai lệch hoặc dễ gây lầm lẫn và không được ghi sai về chất lượng, số lượng, thành phần cấu tạo, bản chất, tính an toàn, giá trị, xuất xứ hoặc các nội dung khác.

Bao gói đóng gói sẵn theo kích cỡ để bán cho người tiêu dùng

Một sản phẩm được đóng gói sẵn là sản phẩm  đã được đóng trong bao gói để thông thường bán cho người tiêu dùng hoặc để người tiêu dùng mua hoặc sử dụng mà không phải đóng gói lại nữa. Tất cả các sản phẩm được đóng gói sẵn phải tuân thủ Quy định và Đạo luật về Dán nhãn và Đóng gói Hàng cho Người tiêu dùng cũng như Quy định đối với hàng Rau và Quả Tươi.

Nhìn chung, cần phải đưa ra những thông tin sau bằng cả  tiếng Anh và tiếng Pháp, trên bề mặt chính của loại bao gói này: tên thông thường của sản phấm; Tên phẩm cấp Canada; Số lượng thực của sản phẩm; Nhân dạng và nơi kinh doanh chính của người hoặc cho người sản xuất ra sản phẩm hoặc đóng gói sản phẩm để bán lại; tên nước xuất xứ của sản phẩm, hoặc từ ngữ khác biểu thị một cách rõ ràng về nước mà ở đó sản phẩm được gieo trồng (đối với sản phẩm nhập khẩu)…

Bao gói ngoài và bao bì vận chuyển

Các thông tin có trên các bao gói dạng này cũng giống như  các thông tin đối với bao gói đóng gói sẵn để bán cho người tiêu dùng.

Nhãn mác về Dinh dưỡng và Khiếu nại về Y tế

Quy định đối với hàng Rau và Quả Tươ imiễn trừ  quy định về dán nhãn về dinh dưỡng đối với hàng rau và quả tươi không chứa thành phần bổ sung.

Nếu một nhãn mác hoặc một quảng cáo có một hoặc nhiều nội dung trong những nội dung sau: khiếu nại về hàm lượng dinh dưỡng hoặc dẫn chiếu về dinh dưỡng; khiếu nại về vai trò sinh học; khiếu nại về sức khỏe; tên y tế liên quan; tuyên bố, biểu trưng, biểu tượng; dấu phê chuẩn hoặc ký hiệu độc quyền khác của một bên thứ ba, hoặc cụm từ "những điều cần biết về dinh dưỡng" ("nutrition facts"); tất cả các yêu cầu về dán nhãn liên quan đến vấn đề dinh dưỡng đều phải được đáp ứng.

(TTNN)

(Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Xuất khẩu vào Mỹ phải tuân thủ luật mới
  • Các mặt hàng cấm nhập khẩu và các hoạt động kiểm soát xuất khẩu của Anh
  • Doanh nghiệp cần biết: Một số nét văn hóa kinh doanh tại Hy Lạp
  • Một số thông tin liên quan đến thủ tục hải quan và thuế đối với hàng nhập khẩu vào Trung Quốc
  • Quy định mới về quá cảnh hàng hóa của Lào qua lãnh thổ VN
  • Mở rộng giao thương với Cộng hòa Liên bang Nga
  • Doanh nghiệp cần biết
  • Cách thức thâm nhập thị trường Scandinavia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo