Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Braxin

Vừa qua, Đại sứ Việt Nam tại Braxin và Tham tán Thương mại cùng cán bộ Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam đã tham dự Hội thảo “Cơ hội hợp tác thương mại đầu tư Việt Nam – Braxin” tại thành phố Curitiba thủ phủ Bang Parana. Hội thảo do Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam và Liên đoàn Công nghiệp Bang Parana – FIEP phối hợp tổ chức. Mục đích của Hội thảo nhằm giúp các doanh nghiệp ở Bang Parana hiểu biết về nền kinh tế Việt Nam, tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Braxin và Việt Nam.


Theo số  liệu của Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại thương Braxin, năm 2008 tổng kim ngạch hai chiều Việt Nam – Braxin đạt 534,59 triệu USD, tăng 65,35 % so với năm 2007, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Braxin đạt 200,07 triệu USD, tăng 87,25 % so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu của nước ta từ Braxin cả năm 2008 đạt 334,52 triệu USD, tăng 54,62 % so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù  bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế  giới, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Braxin trong 5 tháng đầu năm 2009 đạt 203,8 triệu USD, gần ngang mức cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009 đạt 66,3 triệu USD, tăng 0,8 % so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quan hệ thương mại hai nước sẽ tăng dần trong nửa cuối năm nay do kinh tế Braxin đang có dấu hiệu phục hồi dần và sẽ đạt mức tăng cao hơn trong các năm tiếp theo.

Số liệu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Braxin 5 tháng đầu năm 2009

 
Mặt hàng XK
ĐVT
Lượng
Trị giá (USD)
Cao su
Tấn
1.459
1.919.186
Sp từ cao su
USD
 
971.661
Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù
USD
 
4.068.391
Hàng dệt may
USD
 
5.506.379
Giày dép các loại
USD
 
9.901.733
Sp từ sắt thép
USD
 
200.965
Máy vi tính, sp điện từ và linh kiện
USD
 
10.552.066
Máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng
USD
 
1.760.185
Phương tiện vận tải và phụ tùng
USD
 
742.814

Với vị  trí ở phía Nam Braxin, khí hậu ôn hoà, diện tích 199,314 km2 với 10 triệu dân, thu nhập GDP đạt tương đương 96 tỷ USD/ năm, chiếm tỷ trọng 6% GDP Braxin, đất đai màu mỡ, Bang Parana có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế và du lịch, là đối tác xuất nhập khẩu quan trọng, cung cấp nguồn nguyên vật liệu gỗ, da giày, đậu tương, lúa mỳ, hợp tác về năng lượng, du lịch với Việt Nam. Ở vị trí chiến lược ngã ba biên giới với hai nước Achentina và Paraguay, có cảng biển mở ra Đại Tây Dương, Bang Parana là cửa ngõ kinh tế quan trọng đối với các vùng ảnh hưởng lân cận thuộc nước ở khu vực Thị trường chung Nam Mỹ - Mercosul với hơn 200 triệu dân, Bang Parana có vai trò kinh tế quan trọng ở khu vực phía Nam của Braxin.

Ngoài tham dự Hội thảo, Đoàn Việt Nam đã làm việc với  Thống đốc Bang và đại diện các sở, ban ngành của Bang Parana nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác công nghiệp, thương mại, đầu tư giữa Bang Parana với Việt Nam. Đoàn cũng đã có buổi làm việc với Thị trưởng thành phố Iguacu và các cơ quan của thành phố và các doanh nghiệp ngành công nghiệp năng nượng, thuỷ điện, xây dựng, du lịch đến tham dự buổi giới thiệu về kinh tế, quan hệ ngoại giao, kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Qua Hội thảo, một số doanh nghiệp bày tỏ muốn đặt quan hệ, tìm đối tác giao dịch thương mại, đầu tư  công nghiêp trên các lĩnh vực như liên doanh sản xuất săm lốp ôtô, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm phục vụ xuất khẩu. Liên đoàn Công nghiệp FIEP đã chuẩn bị tổ chức đoàn doanh nghiệp đi nghiên cứu thị trường, thăm hội chợ, triển lãm tại Việt Nam trong tháng 10 năm 2009. 


(Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo