Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiếp cận các thị trường mới - Cách nào ?

Năm 2009 được dự báo là một năm rất khó khăn cho hàng XK bởi các thị trường XK lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản… đang có nhiều dấu hiệu thắt chặt chi tiêu. Lời khuyên của các chuyên gia trong bối cảnh hiện nay là các DN cần chủ động mở rộng những thị trường mới như Châu Phi, Nam Mỹ, hay tại các thị trường truyền thống như Nga, Đông Âu... Để các DN hiểu rõ hơn sức mua của thị trường cũng như khả năng đáp ứng hàng hóa của Việt Nam, DĐDN đã có cuộc trao đổi với một số đại sứ xoay quanh vấn đề này.

Đại sứ Việt Nam tại Angola - Nguyễn Định: Kiên trì bám trụ

Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay ảnh hưởng lớn tới cả thế giới. Tuy nhiên với một số nước Châu Phi thì ảnh hưởng và tác động không lớn. Sản phẩm XK của Châu Phi ra thế giới rất ít. Những nước ở miền Nam Châu Phi như Angola, Nam Phi, Mozambique... không chỉ tiềm năng về lâu dài mà ngay cả trước mắt các DN Việt Nam cũng có thể thâm nhập dễ dàng. Đây là thị trường yêu cầu hàng hóa không cao, hiện họ đang rất thiếu hàng hóa. Ví dụ Angola phải nhập khẩu đến 80% hàng tiêu dùng. Nếu DN kiên trì và bám trụ được ở thị trường này thì cơ hội thâm nhập hàng hóa vào đây là rất lớn.
 
Ví dụ các DN Trung Quốc mới vào khu vực này khoảng 5 - 10 năm, nhưng họ rất thành công. DN Trung Quốc đã có chiến lược thâm nhập thị trường hợp lý, kiên trì bám trụ thị trường.

Hiện nay ở Angola đã có một  số DN Việt Nam tự hình thành và phát triển. Các DN Việt Nam ở đây chủ yếu kinh doanh các mặt hàng quần áo, giày dép, đồ gỗ, máy tính, đồ điện tử, đồ gia dụng, máy cơ khí... Nói chung ở Angola hầu hết các mặt hàng đều bán được, và thu được lợi nhuận khá. Một DN nhỏ của Việt Nam kinh doanh trên thị trường này có thu nhập từ 10 - 15 ngàn USD/tháng. Một người Việt Nam bình thường ở nông thôn sang đó làm phục vụ cho các DN Việt Nam bên đó có thu nhập từ 600 - 1.000 USD/tháng, một người lái xe sang đó lái taxi cũng có thu nhập 2.000 USD/tháng... Điều này có thể thấy rằng thị trường Châu Phi rất lớn, rất phù hợp với các DN Việt Nam.
 

Đầu tư của DN Việt Nam vào thị trường  này hiện rất ít. Chúng tôi rất mong các DN Việt Nam đầu tư mạnh hơn nữa vào thị trường tiềm năng này. DN ở thị trường này mong muốn được tiếp nhận công nghệ nông nghiệp, chế biến đồ gỗ, may mặc... nên Chính phủ rất ưu đãi cho nhà đầu tư.
 

Nhiều DN cho rằng tình hình chính trị, an ninh không ổn định,thủ tục hành chính nhiêu khê... nên họ e ngại đầu tư vào những khu vực này. Đúng là có hiện tượng như thế nhưng không phải nước nào cũng như vậy.
 

Nguồn tài nguyên ở Châu Phi rất phong phú và hầu như chưa khai thác: gỗ, các mỏ sắt, đồng, vàng, kim cương, dầu... đây là thị trường mà các nước lớn  đang muốn vào. Tôi mong muốn rằng DN chúng ta phải vào thị trường này đầu tư làm ăn.

Việt Nam và Angola đã ký 6 hiệp định hợp tác và hiện nay đang chuẩn bị ký một số hiệp định nữa để tạo điều kiện cho quan hệ thương mại giữa hai nước.

Tôi xin lưu ý thêm các DN rằng khi vào thị trường này cần phải chú trọng tới vấn đề quy định  nhãn  mác. Ví dụ ở Angola quy định, hàng vào nước họ phải ghi tên bằng tiếng Bồ Đào Nha. Thuế xuất nhập khẩu không có hàng rào ngăn cản, không có thuế tiêu thụ đặc biệt nên rất dễ dàng, gần như là thương mại tự do. DN Việt Nam trao đổi hàng hóa bình quân 50 triệu USD/năm. Mỗi năm chúng ta XK sang đó khoảng 50 ngàn tấn, mỗi tháng có khoảng vài trăm container hàng hóa xuất sang thị trường Angola.

Việc chuyển tiền ở các nước Châu Phi khó khăn hơn các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, riêng thị trường Angola, việc chuyển tiền hiện đã thuận lợi, chỉ mất khoảng 5 ngày. Nhiều ngân hàng được mở để phục vụ giới đầu tư.
 

Đại sứ quán Việt Nam tại Angola luôn mong muốn nhận được yêu cầu tìm hiểu thông tin về thị trường này của DN. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ xác minh tư cách pháp nhân của các đối tác bên này. Đại sứ quán vẫn thường xuyên giao dịch qua email với các DN Việt Nam, kể cả các DN Việt kiều muốn làm ăn ở thị trường này.

Email: dsqvnangola@netangola.com; lanhsuangola@netangola.com;
Điện thoại: 00 244 222 391 075 , 390 684
 

Đại sứ Việt Nam tại Mexico - Phạm Văn quế: Chủ động xông pha

Cơn bão tài chính vừa qua không ảnh hưởng nhiều tới Mexico, bởi Mexico không đầu cơ vào nhà đất như một số thị trường lớn khác. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính của Mỹ nên XK của Mexico sang Mỹ có bị ảnh hưởng, sức mua của họ có thể giảm đi nhưng Mexico không rơi vào khủng hoảng kinh tế.
 

Tôi rất mong muốn các DN Việt Nam và DN Mexico hiểu biết rõ hơn về thị trường của nhau. Vì trên thực tế cả hai nước đều có tiềm năng hợp tác về thương mại rất lớn. Mexico là một thị trường lớn với hơn 100 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người vào khoảng trên 10 ngàn USD/năm. Họ có nhu cầu lớn về các mặt hàng: may mặc, nông sản, giày dép... Hiện nay XK của Việt Nam sang Mexico thường qua nước thứ 3 hoặc thông qua các Cty  đa quốc gia. Số lượng hàng của Việt  Nam XK trực tiếp sang Mexico vẫn còn ít, hầu như không có bởi DN hai nước còn thụ động và chưa thực sự quan tâm tới nhau. Vừa qua cũng có một số đoàn DN của Việt Nam sang Mexico tìm hiểu thị trường. Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico cũng đang hỗ trợ các Cty Mexico sang Việt Nam ký hợp đồng sản xuất giày và XK trở lại Mexico. Tôi cho rằng đây cũng là một xu hướng mới rất có triển vọng cho hàng XK của Việt Nam. Ngoài giày dép, đồ gỗ cũng là mặt hàng rất triển vọng. Mexico là một thị trường tiêu thụ đồ gỗ khá lớn trong khu vực. Hiện có một số dự án, một DN Mexico đã sang Việt Nam ký hợp đồng sản xuất complet tại Việt Nam nhưng mang nhãn hiệu Mexico. Đây là một xu hướng mới  tôi rất khuyến khích và tôi cho rằng trong tương lai mô hình hợp tác XK này sẽ phát triển. Các DN Mexico rất tín nhiệm hàng may mặc của Việt Nam.
 

Mexico là xã hội hiện đại, gần giống thị trường Mỹ, có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau từ bình dân tới cao cấp... Mexico là thị trường tương đối dễ tính, cả Việt Nam và Mexico đều là thành viên WTO nên chúng ta nên thực hiện đúng chuẩn XK.
 

Các DN Việt Nam phải chủ động xông pha vào thị trường và chứng tỏ được khả năng cạnh tranh của hàng hóa của mình cũng như giá cả và chất lượng phù hợp.

Các DN khi làm ăn với thị trường Mexico  hết sức lưu ý đến tính minh bạch. Mexico  sẵn sàng áp dụng lệnh chống bán phá giá như các nước khác. Trung Quốc là một nước bị khống chế hàng XK sang Mexico và bị áp đặt lệnh chống bán phá giá với một số mặt hàng. Việt Nam chưa có trường hợp nào, nhưng đây cũng là một điều cảnh tỉnh các DN Việt Nam.

 Khi DN Việt Nam có yêu cầu tìm hiểu thông tin về thị trường này có thể  gửi yêu cầu sang, Đại sứ quán sẽ hỗ trợ nhiệt tình. Chúng tôi đã thu xếp cho một số Cty Việt Nam sang tìm đối tác và ký được một số hợp đồng với phía bạn, ví dụ như một số Cty sản xuất giày dép của Việt Nam.

Email: vietnam.mx@mofa.gov.vn; Điện thoại: 00 525 55 540 1632
 

Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga - Bùi Đình Dĩnh: Phải đẩy mạnh quảng cáo

Thị trường Nga hiện được coi là thị trường có nhu cầu tiêu thụ những mặt hàng có giá trị cao, do vậy muốn tiếp cận thị trường này các DN phải đẩy mạnh quảng cáo, đặc biệt là thông tin về chất lượng sản phẩm, tiềm năng, khả năng cung ứng hàng hóa của các DN Việt Nam. Chúng tôi dự kiến tháng 9/2009 sẽ tổ chức hội chợ hàng hóa Việt Nam XK sang Nga để tìm kiếm đối tác và thị trường. Hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nga bây giờ phải làm hàng chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.  Đại sứ quán Việt Nam tại Nga sẽ hỗ trợ tối đa các DN. Ngoài ra, chúng ta còn có Hội DN Việt Nam tại Nga rất mạnh, các DN có thể thông qua đó để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Email: dsqvn@com2com.ru; Điện thoại: 247 0212, CODE 00 - 7495

(Theo báo điện tử Diễn đoàn doanh nghiệp)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • 95% hàng Việt Nam vào Nhật sẽ được miễn thuế
  • Danh sách doanh nghiệp Chi Lê có nhu cầu nhập khẩu da giày Việt Nam
  • Tổng quan về kinh tế và thương mại của Bỉ năm 2008
  • Những điều cần biết khi xuất khẩu mặt hàng dệt may vào Canađa
  • Giới thiệu thị trường hàng may mặc Canada
  • Trung Đông: Điểm đến cho các doanh nghiệp Việt Nam
  • Đẩy mạnh xúc tiến thương mại với khu vực Trung Đông và Châu Phi
  • Xuất khẩu sang Mỹ, khó khăn và cơ hội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo