Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm hiểu Thị trường Cu Ba: Sơ lược tinh hình kinh tế

Cuba là một quần đảo có hơn 1600 đảo và cù lao, với tổng diện tích 110 860 km2. Nằm trong biển Ca-ri-bê, trước cửa vịnh Mếch-xích, cách Ba-ha-ma 140 km, Hai-tí 77 km, Florida (Mỹ) 180 km, Mexico 210 km, Jamaica 146 km. Đảo Cuba dài 1200 km và hẹp, chiều ngang rộng nhất là 210 km và hẹp nhất là 32 km.

Cuba là một quần đảo có hơn 1600 đảo và cù lao, với tổng diện tích 110 860 km2. Nằm trong biển Ca-ri-bê, trước cửa vịnh Mếch-xích, cách Ba-ha-ma 140 km, Hai-tí 77 km, Florida (Mỹ) 180 km, Mexico 210 km, Jamaica 146 km.
 
Đảo Cuba dài 1200 km và hẹp, chiều ngang rộng nhất là 210 km và hẹp nhất là 32 km.
 
Cuba có khí hậu cận nhiệt đới. Thời tiết quanh năm là ấm, mùa đông ngắn với những đợt gió bắc lạnh. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10. Nhiệt độ trung bình 25.5°C, độ ẩm 81%, lượng mưa hàng năm 1359 mm, thỉnh thoảng cũng bị những trận bão nhiệt đới.
Kinh tế:
            Bối cảnh quốc tế hiện nay, ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với kinh tế thế giới và chiến tranh kinh tế khốc liệt do Hoa Kỳ áp đặt buộc Cuba phải tập trung hóa các quyết định kinh tế để đảm bảo cho sự sống còn các lợi ích  chiến lược của đất nước.
Đáp lại các biện pháp mới do Mỹ áp đặt, ngày 23/10/2004,  ngày 23/10/2004 Ngân hàng Trung ương Cuba đã ban hành Quyết định 80/2004 quy định đòng Pê sô chuyển đổi (CUC) sẽ hay thế cho đồng đô la Mỹ trong tàn quôc .Sau đó lại quy  định tỷ giá chuyển đổi giữa đông pê sô Cuba và tỷ giá giữa đồng CUC và các ngoại tệ khác (quyết định số 13 và 15/2005). Đó là những biện pháp để củng cố đồng CUC như là một loại ngoai tệ của Cuba và khẳng định chủ quyền về tiền tệ của quốc gia.
Tổng thu nhập quốc nội năm 2006: Tính theo giá hiện hành
           GDP (triệu pê sô, 1 pê sô = 1,08 USD): 
 56 180,7
            Nông, lâm, ngư nghiệp       
     1 795,9                       
Khai khoáng
   716,5
Công nghiệp chế tạo         
     6 153,4
Điện, nước, khí đốt      
      879,8
Xây dựng   
3 320,9
Thương nghiệp, nhà hàng, khách sạn      
      14 359,8
Vận tải, bưu điện, kho bãi     
 4 001,9
Tài chính, bất động sản, dịch vụ xí nghiệp
  2 412,8
Dịch vụ công cộng, xã hội và cá nhân       
      21 949,7
Thuế nhập khẩu         
   590,0
             Nguồn: Niên giám thống kê Cuba
Một số ngành sản xuất chính:
Về nông nghiệp: Cuba có đất đai phì nhiêu và khí hậu thuận lơi cho việc phát triển nông nghiệp và chăn nuôi. Tuy nhiên hiện nay nông nghiệp chỉ chiếm 20% lực lượng sản xuất và  đóng góp 20% GDP và chưa đáp ứng đựoc nhu cầu  tiêu dùng trong nước.
 Sản xuất đường trong những năm thuộc tập kỷ 70 khá phát triển nhưng trong những năm gần diện tích trong mia giảm chỉ còn 510 ngàn ha với năng suất 22,4 tấn/ ha.. Sản lượng đường hiện nay  chỉ  đạt khoảng 1,5- 2 triệu TM đường.
Xì gà: Là mặt hàng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của Cuba,  đạt trên      30 00 TM năm 2005 với trị giá 350 triệu USD.
Quả có múi: Năm 2006 đạt trên 163 000 TM.
Chăn nuôi: có xu hướng giảm sút do hạn hán và thiếu thức ăn gia súc. Hiện có khoảng trên  3, 7 triệu con bò; 1,7 triệu con lợn; 29 triệu con gà vịt
Thủy sản:Tổng sản lượng đánh bắt năm 2006 là 54 700 tấn thủy hải sản, trong đó cá : 37 190 tấn, tôm hùm: 4 400 tấn, tôm nước ngọt: 4 300 tấn…Đánh bắt hải sản và nuôi cá nước ngọt là những lĩnh vực quan trọng.  Ngành này đã đổi mới trang thiết bị để tăng sản lượng, trong đó có cả đàu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh, hợp đồng phân phối và thỏa thuận về các khu nuôi trồng. Hai mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh là tôm he và tôm hùm. Xuất khẩu tôm hùm chiếm 80% trị giá xuất khẩu hải sản. Thị trường chính là Tây ban nha, Nhật, Pháp và Canada.
Khai khoáng: Cuba là nước có trữ lượng nikel đứng thứ  thứ 3 thế giới và  thứ năm  về sản xuất nikel, đạt 75 000 tấn. Hiện tại giá nikel thị trường thế giới rất cao vì thế xuất khẩu nikel là nguồn thu nhập ngoại tệ lớn của Cuba sau xuất khẩu dịch vu y tế và xã hội. Hiện nay Canada và Trung quốc là hai đối tác  liên doanh trong lĩnh vực này. Dự kiến đến năm 2008 sẽ nâng sản lượng lên 100 000 tấn và tăng gấp đôi trong 10 năm tới.
Ngoài nikel ra, các Công ty nước ngoài đã và đang thăm do tìm kiếm các khoảng sản khác như vàng, bạc, nhôm, crôm cùng với mỏ đá marmol và zeolit .
Năng lượng: Các nguồn chính là dầu mỏ và khí đốt. Hiện nay Venezuela là nước cung cấp dầu lửa chính cho Cuba (90 000 barils/ngày). Trong khuôn khổ các Hiệp định ký kết giữa Cuba và Venezuela thuộc nhóm ALBA có việc liên doanh khôi phục Nhà máy lọc dầu Cienfuegos (70 000 barrils/ngày) và khai thác dầu trong nước. Khai thác dầu và khí đồng hành của Cuba đạt 4,3 triệu tấn/ năm bằng 40% nhu cầu tiêu dùng cả nước. Hiện nay có trên 40 lô do các Công ty liên doanh thuộc 16 nước thăm dò và khai thác
Công nghệ vi sinh: Từ hơn hai thập kỷ nay, Cuba đã chú trọng phát triển Côngnghệ vi sinh trong các Tổ hợp khoa học. Cuba có thế mạnh trong sản xuất vac- xin chống viêm gan B, viêm não Nhật bản, chống ung thư,  mỡ máu, bạch tạng…Hiện đã có nhiều kết quả khả quan trong xuất khẩu các sản phẩm cũng như ngành công nghệ này.
Du lịch: Ngày nay kinh tế Cuba được cơ cấu trên cơ sở một nền kinh tế dịch vụ.  Du lịch là ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ số một của Cuba, năm 2006 đạt trên  2,1 tỉ USD với 2,2 triệu du khách quốc tế. Hiện nay du lịch là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư ở Cuba, trong đó chủ yếu bao gồm xây dựng khách sạn cao cấp và hoặc hợp đồng quản lý khách sạn.

(Theo Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo