Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Yêu cầu mới đối với các hãng vận tải và nhà nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ bằng đường biển

Ngày 24/11/2008, Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) đã công bố các yêu cầu mới đối với hàng hoá vận chuyển bằng đường biển vào Mỹ. Theo đó, các hãng vận tải và nhà nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ bằng đường biển phải cung cấp thêm nhiều dữ liệu, so với quy định cũ, cho Cơ quan Bảo vệ biên giới và Hải quan Mỹ (CBP) trước khi tàu được phép vào lãnh thổ nước này.

Quy định này yêu cầu các hãng vận tải cung cấp bản kế hoạch dừng tàu và các thông tin về trạng thái container theo các lộ trình nhất định. Bản kế hoạch dừng tàu sẽ được tiếp nhận qua Hệ thống tờ khai tự động (AMS), bộ phận chuyển hồ sơ an toàn hoặc qua thư điện tử, tới CBP trong vòng 48 giờ sau khi tàu khởi hàng từ cảng nước ngoài cuối cùng. Đối với những hành trình ít hơn 48 giờ, CBP phải nhận được thông tin trước khi tàu đến cảng đầu tiên tại Mỹ. Bản kế hoạch dừng tàu phải có đủ các thông tin sau: tên tàu, chủ tàu, số hiệu hành trình; chủ container, số thiết bị, kích cỡ và loại thiết bị, mã chất gây nguy hiểm, vị trí, cảng xếp/dỡ với mỗi container trên tàu. Khác với bản kế hoạch dừng tàu, các thông tin về trạng thái container (CSM) phải được cung cấp cho CBP hàng ngày, bao gồm các sự việc nhất định liên quan tới tất cả container chứa hàng hoá được vận chuyển tới Mỹ bằng đường biển. Hãng vận tải phải cung cấp CSM khi có bất kì sự việc nào theo quy định xảy ra. Mỗi CSM phải có đủ các thông tin sau: mã sự việc được báo cáo, số container, ngày và thời gian báo cáo, trạng thái container (rỗng hay đầy), nơi sự việc xảy ra, và các thông tin nhận dạng tàu chở container đó. Việc cung cấp thông tin phải được thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ khi thông tin được truyền tới hệ thống theo dõi thiết bị của hãng vận tải.

Bên cạnh đó, CBP còn yêu cầu nhà nhập khẩu hoặc đại lý của nhà nhập khẩu cung cấp một bản Hồ sơ an ninh nhà nhập khẩu (ISF) với 8 yếu tố dữ liệu, trong vòng 24 giờ sau khi hàng hoá được chất lên tàu để vận chuyển tới Mỹ. 8 yếu tố dữ liệu này bao gồm: bên mua, bên bán, số hồ sơ của người nhập khẩu/số nhận dạng người nộp đơn tại khu vực mậu dịch nước ngoài, số của  người uỷ thác, nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng, vận chuyển tới bên nào, nước xuất xứ, và mã HS của hàng hoá.

Quy định này tỏ ra khá linh hoạt đối với người nhập khẩu trong việc cung cấp 4 trong 8 yếu tố nói trên. Thay vì cung cấp cụ thể, riêng lẻ từng yếu tố, người nhập khẩu có thể cung cấp 4 yếu tố cuối trong cùng một lượt. Hồ sơ an ninh nhà nhập khẩu phải được được cập nhật một cách chính xác và đúng thời gian quy định.

Ngoài ra, nhà nhập khẩu hoặc đại lý của nhà nhập khẩu còn phải cung cấp thêm 7 yếu tố dữ liệu khác trong Hồ sơ an ninh nhà nhập khẩu. Hai yếu tố địa điểm xếp hàng vào container và nhà vận tải gom hàng phải được cung cấp sớm nhất có thể trong 24 giờ trước khi tàu cập cảng nước Mỹ. 5 yếu tố còn lại liên quan đến các chuyến hàng chứa toàn bộ hàng hoá nước ngoài còn trên boong tàu (FROB), các chuyến hàng chứa toàn bộ hàng hoá nước ngoài dự định vận chuyển vào kho phục vụ xuất khẩu trực tiếp (IE), hoặc các chuyến hàng vận chuyển và xuất khẩu (T&E). Hồ sơ an ninh nhà nhập khẩu đối với các chuyến hàng IE và T&E phải được cung cấp trong vòng 24 giờ trước khi hàng hoá chất lên tàu, còn với chuyến hàng FROB thì có thể vào bất cứ lúc nào trước khi xếp hàng. 5 yếu tố theo yêu cầu gồm: bên đặt hàng, cảng dỡ hàng nước ngoài, địa điểm giao hàng, vận chuyển tới bên nào, và mã HS của hàng hoá được vận chuyển.

Đây là quy định tạm thời do DHS ban hành, có hiệu lực áp dụng trong 12 tháng. Trong thời gian này, CBP sẽ theo dõi, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc mà nhà nhập khẩu có thể gặp phải khi tuân thủ quy định, và dựa vào đó tiến hành phân tích sự phù hợp, tính linh hoạt của các yếu tố dữ liệu đã đưa ra. Kết quả phân tích sẽ giúp DHS xác định nên xoá bỏ, chỉnh sửa hay duy trì các yêu cầu này.


( Theo Tổng cục Hải Quan )

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Khai báo nguồn gốc khi xuất khẩu mặt hàng gỗ vào Mỹ
  • Quy định mới cho hàng hóa xuất khẩu vào EU
  • Danh sách một số DN Marốc chuyên kinh doanh thuỷ hải sản
  • Chống gian lận thương mại qua C/O
  • “Cơ hội lớn” ở Morocco
  • Doanh nghiệp Việt Nam cần biết: Thị trường rau quả chế biến của Anh
  • Tìm hiểu thị trường Ghi-nê
  • Tìm hiểu thị trường Sénégal
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo