Năm 1989, trao đổi thương mại của Cuba với các nước với các nước châu Âu chủ yếu là với Liên xô cũ chiêm 87%. Hiện nay đã được đa dạng hóa sang các khu vực tính theo tỉ lệ % gồm châu Âu: 31,47, châu Á: 22,20, châu Mỹ: 43,77 và các khu vực còn lại: 2,56 (%).Năm 2006, trao đổi thương mại là 12 179,6 tr. pê sô, trong đó xuất khẩu: 2.759,4 triệu pê sô , nhập khẩu: 9 420,2 tr. pê sô, nhập siêu 6 660,8 tr. pê sô
Các đối tác xuất khẩu chính: Hà lan 30%, Canada 20,9%, Venezuela 12,1%, Tây ban nha 5,0%, LB Nga 2,9%
Các đối tác nhập khẩu chính: Venezuela 24,7, Trung quốc 11,8%, Tây ban nha 8,7%,
Hoa Kỳ 6,2% Canada 4,4%..
Cũng như các nước đang phát triển khác, các mặt hàng xuất khẩu của Cuba phụ thuộc các sản phẩm truyền thống. Tuy nhiên, một số mặt hàng mới, có giá trị gia tăng cao đang tiến bước xuất khẩu, đó là hàng cơ khí, dược phẩm và sản phẩm công nghệ sinh học, hoa quả tươi và nước hoa quả, v.v.
Mục tiêu trước mắt và lâu dài của Cuba là thay thế hàng nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng truyền thống và phi truyền thống, đa dạng hóa quan hệ thương mại với các nước.
Trong tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2006 là 9,42 tỉ USD thì các mặt hàng chính là dầu lửa chiếm 2,28 tỉ pê sô, lương thực thực phẩm 1,3 tỉ , máy móc và thiết bị vận tải 3,0 tỉ , sản phẩm chế biến 1,03 tỉ, hóa chất 660 triệu USD.
Trong những năm gần đây, kinh tế Cuba đã có những sự biến đổi lớn:
Du lịch đã trở thành một ngành phát triển năng động nhất, đã vượt ngành đường mía và đứng đầu về việc thu nhập ngoại tệ.
Mặc dù vậy, ngành đường mía vẫn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhất là nguồn lao động cho một số lớn người dân Cuba. Hiện nay, ngành này đang thực hiện cải tạo nhằm nâng hiệu suất kinh tế, đa dạng hóa sản xuất.
Ngành ni-ken trong những năm 90 đã liên doanh với các Công ty nước ngoài để sản xuất, luyện và xuất khẩu nikel và cô-ban. Gần đây, ngành này đã được đầu tư và hiện đại hóa công nghệ. Sản xuất kền đã vượt gấp đôi so với thập kỷ trước và đã trở thành mặt hàng đứng đầu về xuât khẩu.
Về năng lượng, càng ngày càng ít phụ thuộc nước ngoài, đã ký hợp đồng tìm kiếm dầu mỏ với các công ty nước ngoài theo hình thức chịu rủi ro.
Một số ngành công nghệ cao đã được hiện hình: Công nghệ sinh học, thiết bị y tế...
Một số ngành dựa vào nhân lực có tay nghề cao cũng có đóng góp lớn như: y tế, giáo dục, thể dục thể thao và một số ngành khác.
Trao đổi ngoại thương (triệu pê sô) 12 179,6
Xuất khẩu 2 759,4
Nhập khẩu 9 420,2
Nợ nước ngoài 7 793,7
Tỷ lệ kim ngach XNK năm 2006 với các khu vực như sau (%):
Châu Âu : 31,47 Châu Á : 22,20 Châu Phi : 2,02 Châu Mỹ : 43,77
Châu Úc : 0,54
2. Chính sách thương mại và hội nhập
Cuba là một nước kinh tế mở, phụ thuộc nhiều vào ngoại thương. Ngoại thưong Cuba có ảnh hưởng lớn và quyết định đến kinh tế đất nước. Chính vì vậy trong số các mục tiêu của ngoại thương có vấn đề đa dạng hóa các đối tác và hoạch định lại chính sách thương mại nhằm tìm kiếm các thị trường thuận tiện cho xuất khẩu và có tính cạnh tranh các các mặt hàng xuất khẩu. Hiện nay Cuba có quan hệ buôn bán vơi hơn 170 nước.
Mục tiêu chính của ngoại thương Cuba là đảm bảo thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu chính, và cũng tạo điều kiện có những cung hàng thiết yếu gần hơn về mặt địa lý. Các đối tác xuất khẩu chính của Cuba là Hà lan, Canada, Venezuela, Tây ban nha, Trung quốc, Liên bang Nga, Brazil, Pháp, Đô mi ních, Mexico . Các đối tác nhập khẩu nhập khẩu chính là Venezuela, Trung quốc, Tây ban nha, Mỹ, Canada,, Brazil, Đức, Italia, Mexico, Việt nam.
Trong 5 năm gần đây, Cuba đã củng cố quan hệ quan hệ buôn bán với các nước Mỹ La tinh và vùng Ca-ri-bê. Cuba là thành viên của Hiệp hội Liên kết Mỹ La tinh (ALADI) từ 26/8/1999. Buôn bán của Cuba với ALADI chiếm 80% của Cuba với Mỹ La tinh và Ca-ri-bê.
Năm 2000 Cuba đã ký Hiệp định Thương mại và Hợp tác KT với Cộng đồng Ca-ri-bê (CARICOM).
Cuba tham gia Nhóm ACP (Châu Phi, Ca-ri-bê, Thái bình dương) và CARIFORUM, một tổ chức của vùng Ca-ri-bê để quan hệ với Liên hiệp Châu Âu.
Hiện nay Cuba là thành viên của Tuyên bố chung và Thỏa ước về việc áp dụng sáng kiến Bolivar cho châu Mỹ (ALBA), điển hình của việc liên kết Mỹ La tinh trên cơ sở của tình đoàn kết và hợp tác.
Liên hiệp Châu Âu là một trong những đối tác thương mại chính, trong đó chủ yếu là Tây Ban Nha, Hà lan, Pháp, Ý và Đức. Các mặt hàng xuất khẩu chính sang đó là: kền, xì gà, nước hoa quả, thủy sản và đương mía. Cuba nhập từ đó: lương thực thực phẩm, máy móc-thiết bị, hóa chất, v.v.
3. Chế độ hoạt động Ngoại thương.
Các hoạt động xuất nhập khẩu do các doanh nghiệp và tổ chức có giấy phép thực hiện.
Đến tận thập kỷ 80, chỉ có 30 cơ quan quốc doanh được quyền xuất nhập khẩu, nay đã được phép làm hơn 400 tổ chức kinh tế Cuba, trong đó có quốc doanh, doanh nghiệp 100% vốn Cuba hoặc liên doanh với nước ngoài. Các tổ chức kinh tế này có thể là chuyên ngành hoặc đa ngành.
Việc nhập khẩu không áp dụng hoặc hạn ngạch (cô-ta). Tất cả các hàng vào Cuba phải báo Hải quan và chịu kiểm tra.
Tất cả phải thực hiện các quy định hiện hành về bảo vệ tài sản quốc gia, cấm ma túy, bảo vệ dịch tễ và môi trường, v.v.
Các hàng cấm xuất nhập khẩu:
- Chất ma túy
- Thuốc nổ
- Tranh, ảnh, đồ khiêu dâm
- Hàng hóa (kể cả sách báo) ảnh hưởng đến an ninh và trật tự quốc gia
- Động thực vật cấm.
Thuế hải quan:
Pháp luật Hải quan Cuba có tất cả các chế độ Hải quan quy định trong Hiệp ước Ky-ô-tô (1973).
Bình quân của thuế thông thường của Cuba là 17,87% và bình quân của thuế Tối huệ quốc là 11,4% với 5 425 sắc thuế.
Website cung cấp thông tin về thương mại:
http//wwww.cubaindustria.cu
http//www.one.cu
http//www.cepex.cu
4. Đầu tư:
Cuba chủ yếu là thu hút đầu tư vào. Mục tiêu chủ yếu của thu hút đầu tư nước ngoài là nhằm phát triển kinh tế và tìm biện pháp thoát ra khỏi thời kỳ đặc biệt kể từ khi CNXH ở Liên xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Cụ thể là:
- Bổ sung cho các nguồn lực trong nước để đạt được mục đích phát triển cao về kinh tế và công nghệ trong các lĩnh vực và khu vực mà Nhà nước ưu tiên ;
- Thích nghi với các điều kiện môi trường và nhu cầu cụ thể của đất nước trong từng bước phát triển ;
- Tìm các thị trường mới về xuất khẩu, công nghệ cạnh tranh và nguồn tài chính chủ yếu là dài hạn .
Theo Luật đầu tư số 77 năm 1995 các nhà đầu tư có thể chọn một trong các hình thức sau : Công ty hỗn hợp, hợp đồng liên kết kinh tế quốc tế và công ty 100% vốn nước ngoài.
Nhà nước Cuba cho phép đầu tư trong tất cả các lĩnh vực loại trừ các dịch vụ về giáo dục, y tế và tổ chức vũ trang. Các nhà đầu tư có thể bán hoặc chuyển nhượng việc tham gia của mình cho nhà nước hoặc cho người thứ 3 với sự đồng ý trước của mỗi bên và được chính phủ cho phép. Các nhà đầu tư được phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài mà không phải trả thuế. Hiện nay Cuba đã ký hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 71 nước và vùng lãnh thổ và hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với 8 nước trong đó có Việt Nam.
Những thuận lợi về đầu tư nước ngoài tại Cuba là :
- Có lực lượng lao động tay nghề cao
- Có hạ tầng cơ sở thích nghi và trong đó có 95% lãnh thổ được điện khí hóa.
- Có ổn định về chính trị và xã hội
- Có môi trường an ninh cho người nước ngoài
- Hội nhập sâu rộng của Cuba vào khu vực ( ALADI, CARICOM)
- Có vị trí địa lý nằm ở trung tâm của một thị trường đang mở rộng và có nhiều tuyến đường thương mại quan trọng.
- Có hạ tầng cơ sở công nghiệp tốt.
- Nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Thị phần đầu tư của một số nước chính như sau : (%)
Tây ban nha: 26, Canada:15, Italia:14, Pháp:5, Anh: 3, Mexico:3, Trung quốc: 3 .
Hiện nay có các hình thức mới về đầu tư như hợp đồng gia công và hợp đồng quản lý sản xuất và dịch vụ. Đối vơi hợp đồng gia công có 25 nước với 270 hợp đồng trong 16 lĩnh vực gồm chủ yếu là cơ khí luyện kim (92 hợp đồng), công nghiệp nhẹ (83), thực phẩm (11), đánh cá (11). Đối với hợp đồng quản lý sản xuất và dịch vụ gồm 6 nước ( TBN, Venezuela, Đức, Mexico, Áo , Bỉ) với 10 hợp đồng.
Các lĩnh vực được ưu tiên trong đầu tư là : du lịch, các chế phẩm từ cộng nghiệp mía đường, năng lượng, công nghiệp về công nghệ thông tin và công nghệ vi sinh. Ngoài ra 1 số lĩnh vực khác cũng được chú trọng xúc tiến đầu tư là công nghiệp dệt, đánh cá, thực phẩm nông nghiệp, cơ khí luyện kim, công nghiệp dược, giao thông vận tải, hệ thống tài chính, thủy lợi.
Đối với ngành du lịch chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các khách sạn cao cấp và hạ tầng cơ sở ngoài khách sạn như sân golf, các khu giải trí vv... Hiện có 50 hợp đồng về quản lý khách sạn với nước ngoài.
Về năng lượng chủ yếu là thăm dò và khai thác dầu lửa với 59 lô cho việc khai thác tại khu đặc quyền kinh tế vịnh Mexico và 26 lô trên đất liền.
Đối với các chế phẩm từ công nghiệp đường chủ yếu là chế biến thức ăn gia súc và tăng sản xuất các sản phẩm mới; tăng chất lượng và công suất sản xuất cồn và đồ uống. Sản xuất các tấm ép từ bã mía nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất bàn ghế, sản xuất xi măng cung cấp cho công nghiệp xây dựng; sản xuất phân bón vi sinh và các loại phân hữu cơ khác.
Đối với công nghệ tin học chủ yếu tập trung cho sản xuất phần mềm đo lường, đóng gói và các ứng dụng công nghệ. Đối với công nghệ vi sinh chủ yếu là tập trung cho việc phát triển các liên doanh về các dự án đặc biệt ; chia sẻ thị trường và quyền sử dụng bản quyền, tài trợ cho các dự án được xác định và thâm nhập các thị trường mới .
Tuy nhiên theo ý kiến của một số nhà đầu tư nước ngoài thì cơ chế đầu tư ở Cuba quá chặt chẽ, thủ tục cấp xét dự án đầu tư quá tập trung và thời gian chờ đợi lâu, nhiều số quy định không rõ ràng nhất là về giá đất cho dự án…
Website cung cấp thông tin về đầu tư :
http://.wwww.cpi-minvec.cu