Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng hình ảnh thị trường Việt Nam tại Hoa Kỳ

Mặc dù Việt Nam đã là thành viên WTO, quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được thiết lập và kim ngạch thương mại giữa hai nước tiếp tục tăng trưởng cao, song đối với nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ, Việt Nam vẫn là một thị trường mới.

 Nhiều công ty ở Hoa Kỳ vẫn chưa thực sự chú ý đến Việt Nam như là một đối tác kinh tế và thương mại. Không ít người ở Hoa Kỳ còn có nhận thức chưa đúng về Việt Nam, hoặc chưa biết đến những đổi mới và thành tựu kinh tế hiện nay ở Việt Nam, hoặc thậm chí còn chống đối quan hệ với Việt Nam. Nhiều công ty Hoa Kỳ đang có quan hệ kinh doanh lâu năm  với Trung Quốc và các nước ASEAN đặt câu hỏi "Việt Nam có lợi thế cạnh tranh gì so với các nước này, nhất là so với Trung Quốc".

Các nhà nhập khẩu bao giờ cũng nghiên cứu để chọn ra những nước có khả năng cung ứng ổn định nhất và rẻ nhất những mặt hàng mà họ có nhu cầu nhập khẩu trước khi khảo sát để chọn ra đối tác cung ứng cụ thể ở những nước đó. Các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và thu hút đầu tư ở tầm vi mô của các doanh nghiệp Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ đạt hiệu quả thấp nếu các doanh nghiệp nước này không quan tâm đến Việt Nam. Ngược lại, nếu các doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm và mong muốn phát triển quan hệ kinh tế với Việt Nam thì chính họ sẽ chủ động tìm đến các đối tác Việt Nam và chính họ sẽ là những người cung cấp và hướng dẫn những thông tin mà các các doanh nghiệp Việt Nam còn đang mò mẫm về thị trường này như nhu cầu, thị hiếu, tiêu chuẩn kỹ thuật, cỏch đóng gói và ghi nhãn hàng, thủ tục xuất nhập khẩu, luật pháp liên quan v.v.

Trong bối cảnh đó, công tác thông tin và quảng bá nhằm làm cho người Hoa Kỳ hiểu Việt Nam, nhất là biết Việt Nam có thể sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng gì và từ đó quan tâm đến thị truờng Việt Nam cần phải được đặc biệt quan tâm và phải đi trước một bước. Các hoạt động xúc tiến thương mại ở cấp doanh nghiệp cũng cần phải chú ý góp phần vào mục tiêu chung này. Do vậy, vai trò quản lý và phối hợp của các tổ chức xúc tiến thương mại nhà nước đối với các hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam tại Hoa Kỳ trong giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng.

Bên cạnh việc cung cấp thông tin và quảng bá chung cho hình ảnh thị trường Việt Nam, chúng ta cần phải có chiến lược và kế hoạch quảng bá và xúc tiến cụ thể cho từng ngành hàng cụ thể sang thị trường Hoa Kỳ. Mỗi ngành hàng tuỳ vào đặc điểm của thị trường cũng như tuỳ vào khả năng sản xuất và cung ứng của chúng ta đòi hỏi một chiến lược quảng bá và xúc tiến khác nhau. Nhiều khách hàng Hoa Kỳ khuyên Việt Nam không nên tập trung vào quảng bá sản phẩm khi các doanh nghiệp Việt Nam chưa có khả năng xây dựng được thương hiệu riêng hoặc chưa có khả năng tự thiết kế hoặc thay đổi sản phẩm để phù hợp với thị trường mà nên tập trung quảng bá khả năng sản xuất và thương hiệu doanh nghiệp để thu hút các nhà nhập khẩu đến đặt hàng theo các đề tài, mẫu mó và tiêu chuẩn kỹ thuật của họ.

Ngoài các hoạt động tham gia hội chợ, hội thảo và khảo sát thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam tại Hoa Kỳ, cũng như việc quảng bá và đưa tin về Việt Nam trên các đài báo của ta, chúng ta cần tiếp tục chú ý và tranh thủ khai thác sự hợp tác và hỗ trợ của các phương tiện truyền thông quốc tế và Hoa Kỳ để quảng bá cho hình ảnh một nước Việt Nam đổi mới nói chung, và cơ hội hợp tác kinh doanh với Việt Nam nói riêng như chúng ta đã làm trong dịp tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC và chuyến thăm của Tổng thống Bush tới Việt Nam tháng 11 năm 2006. Những thông tin tích cực về Việt Nam được chuyển tải trên các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội đến với khán giả và độc giả ở nước này, và có sức thuyết phục đối với họ hơn là qua các đài báo hoặc tài liệu quảng bá của ta.

(Internet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • 10 nhóm hàng trong khu kinh tế cửa khẩu phải kiểm tra trước khi hoàn thuế VAT
  • Khu kinh tế cửa khẩu: bán hàng miễn thuế đến 2012
  • Australia sẽ xóa bỏ 90% số dòng thuế đối với hàng VN
  • Hàng hóa cho trẻ em xuất khẩu vào Mỹ phải dán nhãn mác đầy đủ
  • Xuất khẩu vào thị trường Trung Đông và châu Phi: Chú ý rào cản pháp lý, kỹ thuật
  • Một số điểm cần lưu ý đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam sang Ai Cập
  • Rộng cửa cho hàng Việt vào Australia và New Zealand
  • Thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Braxin
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo