Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu vào thị trường Trung Đông và châu Phi: Chú ý rào cản pháp lý, kỹ thuật

Cao su là một trong những mặt hàng mà khu vực Trung Đông có nhu cầu nhập khẩu. Trong ảnh: Chế biến mủ cao su tại Công ty cổ phần cao su Hòa Bình

Thời gian qua, thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang nhiều nước bị thu hẹp. Theo dự báo, tình hình khó khăn này sẽ còn kéo dài. Trước thực trạng đó, việc mở rộng thị trường mới đang được các doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm. Theo Vụ châu Phi, Tây Nam Á (Bộ Công thương) Trung Đông và châu Phi là những thị trường đang có tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là các mặt hàng nông sản và hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, để thành công, các doanh nghiệp cũng phải tìm hiểu kỹ các vấn đề về những tập tục văn hóa, tập quán kinh doanh, thuế nhập khẩu...


TIỀM NĂNG LỚN


Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài đã ảnh hưởng lớn các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Nhiều thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… bị thu hẹp. Trong khi đó Trung Đông và châu Phi, nhờ ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính thế giới nên tiếp tục được xác định là thị trường quan trọng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.


Đối với Trung Đông, hiện nay Việt Nam đã có quan hệ với tất cả các nước thuộc khu vực này, đã mở 5 Thương vụ tại các nước Kuwait, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, U.A.E, Iraq. Năm 2008, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam- Trung Đông đạt 2,03 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 1,27 tỷ USD, tăng trưởng 80% so với năm 2007. Theo đánh giá, Trung Đông là vùng người dân có thu nhập cao, nhu cầu mua sắm lớn. Thị trường này có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng: hải sản, hạt tiêu, hạt điều, máy vi tính, cao su, sản phẩm gỗ… Ngoài ra, Trung Đông có bề dày về văn hóa và có tiềm năng về du lịch nên các doanh nghiệp có thể hợp tác trong lĩnh vực này.


Còn đối với châu Phi, hiện Việt Nam đã lập quan hệ ngoại giao với 48/53 nước, mở 7 cơ quan đại diện ngoại giao và 5 Thương vụ. Trong năm 2008, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam- châu Phi tăng trưởng nhanh và đạt hơn 2 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 1,333 tỷ USD, nhập khẩu 756,63 triệu USD, tăng hơn 30% so với năm 2007. Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang châu Phi có nhiều thuận lợi do khu vực thị trường này có nhu cầu lớn, đa dạng, đặc biệt là hàng nông sản, hàng tiêu dùng… là những mặt hàng Việt Nam có tiềm năng và thế mạnh xuất khẩu; yêu cầu về chất lượng không quá khắt khe.


VẪN CÒN NHỮNG RÀO CẢN


Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Công Hiến, Phó Vụ trưởng Vụ châu Phi - Tây Nam Á, mặc dù cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi đã đa dạng hóa nhưng giá trị xuất khẩu chưa cao. Những khó khăn, rào cản chính tại khu vực thị trường này là mức độ rủi ro thanh toán cao, bất ổn về an ninh, thiếu thông tin và cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu.


Ở Trung Đông, một số thị trường như UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Ả Rập Xêút và Iran được đánh giá là các thị trường trọng điểm của Việt Nam. Nhưng Việt Nam vẫn còn gặp những rào cản về pháp lý, rào cản kỹ thuật và tập quán kinh doanh là các vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý. Chẳng hạn U.A.E chủ yếu nhập hàng theo hình thức đại lý; cấm nhập rượu, bia, đồ uống có cồn, thịt heo, các vật dụng bằng da heo; chứng từ giao hàng phải bằng tiếng Anh, tiếng Ả Rập và có xác nhận của Đại sứ quán…. Thổ Nhĩ Kỳ là nước hay kiện chống bán phá giá, thường yêu cầu thanh toán bằng hình thức DP hoặc CAD, kiểm soát bằng giấy chứng nhận… Israel quy định hạn ngạch nhập khẩu, nhãn mác hàng hóa phải viết bằng tiếng Herbrew… Đây được xem là những rào cản đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.


Ngoài những rào cản trên, một trong những nguyên nhân khác khiến doanh nghiệp chưa tiếp cận nhiều được với các thị trường này là do thiếu thông tin. Bà Huỳnh Thị Ngọc Nga, kế toán Công ty Phước Thắng, TP. Vũng Tàu cho biết: Chi phí tìm hiểu về các thị trường này tốn kém, hình thức thanh toán lại khó khăn… Vì vậy hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể hiểu hết về nhu cầu của thị trường Trung Đông và châu Phi. Đại diện của Vũng Tàu Intourco Resort cho rằng, mặc dù Trung Đông và châu Phi có tiềm năng lớn về du lịch nhưng chi phí cho các tour du lịch này quá cao, trong khi đó, tâm lý của du khách lại sợ không an toàn nên vẫn còn rất ít khách đặt tour đi các thị trường này.


Theo bà Trương Xuân Lộc, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại (Sở Công thương), chính những trở ngại nêu trên mà hiện nay số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, châu Phi chỉ mới đếm được đầu ngón tay, hoặc là có những doanh nghiệp đã xuất khẩu sang được thị trường này rồi nhưng với số lượng ít. Ông Lý Hữu, Trợ lý Giám đốc Công ty TNHH Changhua Việt Nam (TP. Vũng Tàu) chuyên sản xuất các mặt hàng surimi cho biết, đầu năm 2009, công ty mới thí điểm xuất khẩu sang các nước Trung Đông, và hiện nay thị trường này mới chỉ chiếm 1-2% sản lượng của công ty.

(Theo Báo Bà Rịa Vũng Tầu)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo