Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất hàng sang Mỹ, coi chừng quy định chống trợ cấp

Dệt may là một trong những mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào Mỹ. Ảnh Lê Toàn.

Các khuyến khích đầu tư hay hỗ trợ doanh nghiệp của chính phủ dễ mắc vào các quy định về chống trợ cấp của Mỹ, theo thông tin của các quan chức và chuyên gia của Vụ Quản l‎ý nhập khẩu (Bộ Thương mại Mỹ - DOC).

Các chuyên gia và quan chức của DOC tham gia điều tra và ra quyết định trong các cuộc điều tra chống trợ cấp của Mỹ đã có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam tại TP.HCM hôm 12-11 để phổ biến các quy định của pháp luật Mỹ và thủ tục trong điều tra liên quan đến vụ việc chống trợ cấp.

Theo các chuyên gia trên, trong các vụ việc áp thuế chống trợ cấp, một trợ cấp từ chính phủ nước sản xuất hàng hoá xuất sang thị trường Mỹ bị coi là vi phạm nếu được DOC chứng minh là hội đủ ba yếu tố cơ bản. Thứ nhất là có sự đóng góp tài chính từ chính phủ, hai là mang lại lợi ích cho người được hưởng trợ cấp, và cuối cùng là tính riêng biệt (tức trợ cấp được áp dụng riêng cho một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp hoặc một ngành, vùng địa l‎ý cụ thể, hoặc các mặt hàng xuất khẩu nhất định).

Do đó, một chương trình ưu đãi của chính phủ để thu hút đầu tư sẽ bị xem là vi phạm nếu được đánh giá và thẩm tra là có mang tính cá thể, tức ưu đãi cho một công ty hay một ngành nào đó. Nhưng, sẽ không bị xem là vi phạm, nếu đây là một chương trình quốc gia được áp dụng toàn quốc và mọi đối tượng đều được hưởng bất kể đầu tư vào ngành nghề và vùng địa l‎ý nào.

Ngoài ra, theo bà Barbara E. Tillman, giám đốc Phòng tuân thủ biện pháp đối kháng (Office of Countervailing Compliance) thuộc Cơ quan thương mại quốc tế (Bộ Thương mại Mỹ), nếu chính phủ trung ương ưu đãi cho một địa phương cụ thể nào đó, thì việc này rơi vào tiêu chí xác định trợ cấp, tức mang tính riêng biệt. Nhưng, nếu ưu đãi này do chính quyền địa phương đưa ra áp dụng cho toàn địa phương đó, thì việc này lại không bị xem là trợ cấp.

Tuy nhiên, có một trường hợp đặc biệt đã xảy ra với một nước xuất khẩu vào Mỹ. Chính phủ nước này có chương trình hỗ trợ vốn vay mở rộng sản xuất cho các công ty trong nhiều ngành công nghiệp thông qua cơ chế quỹ mở rộng. Theo đó, hình thức hỗ trợ này được xem là không mang tính riêng biệt, tức không bị coi là trợ cấp.

Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành điều tra, khi xem xét mẫu đơn hỗ trợ vốn của doanh nghiệp, DOC phát hiện ra trong đơn có một câu: “doanh nghiệp hãy đánh giá hỗ trợ này giúp tăng bao nhiêu phần trăm trong xuất khẩu của doanh nghiệp”. Theo đó, DOC xác định ngay đây là trợ cấp xuất khẩu.

Sử dụng thông tin bất lợi nếu không hợp tác

Các chuyên gia kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam hợp tác cung cấp tất cả tài liệu mà DOC cần để tiến hành điều tra chống trợ cấp. Nếu không được cung cấp thông tin, cơ quan này có quyền sử dụng những thông tin có sẵn gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam để ra quyết định, như thông tin từ thực tế, hay các ghi chép của DOC, hay thậm chí từ bên nguyên đơn.

Khi cung cấp thông tin, các thông tin kinh doanh như các bảng kê khai tài chính, doanh số bán hàng,…sẽ được giữ bí mật nếu doanh nghiệp bị điều tra yêu cầu. Ngoài ra, nếu thấy có nhiều thông tin và cần thêm nhiều thời gian để thu thập, thay vì thông thường là 30 ngày trả lời + 7 ngày gửi, doanh nghiệp nên thông báo trước cho DOC để gia hạn thời gian.

Nếu thông tin do doanh nghiệp cung cấp mâu thuẫn với thông tin của chính phủ, DOC sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu và những bằng chứng nào có độ tin cậy mạnh hơn. Khi ấy, DOC cũng sẽ đưa ra câu hỏi bổ sung để điều tra thêm.

Ngoài ra, trong quá trình điều tra trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, sẽ có phiên điều trần để doanh nghiệp và chính phủ được đưa ra các bình luận. Việc chọn bên bị đơn để tiến hành điều tra dựa trên giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ, do đó các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam sẽ vẫn được đưa vào phía bị đơn, nếu có doanh số xuất khẩu lớn vào Mỹ và sản xuất ở Việt Nam.

Dù kết quả điều tra của DOC cho thấy trợ cấp không đáng kể, nhưng doanh nghiệp liên quan vẫn sẽ bị áp thuế chống trợ cấp, nếu quyết định cuối cùng của Uỷ ban Thương mại quốc tế (ITC) khẳng định có thiệt hại do trợ cấp. ITC là cơ quan độc lập với DOC, có trách nhiệm xác định thiệt hại của hành vị trợ cấp đối với các nhà sản xuất Mỹ.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Xuất khẩu nông sản sang Chile: chú ý yêu cầu chất lượng
  • Khuyến cáo không ký hợp đồng xuất khẩu gạo giá thấp
  • Để tránh rủi ro khi xuất khẩu cà phê
  • Cơ hội tiếp cận và xuất khẩu hàng hoá sang Châu Âu
  • Cơ hội xúc tiến thương mại và đầu tư ở Campuchia
  • Cơ hội giao thương với doanh nghiệp Đức và Tây Ban Nha
  • Đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo vượt kế hoạch cả năm
  • Vài nét văn hóa kinh doanh với đối tác Singapore
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo