Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường EU (2): Quan hệ thương mại của Việt Nam với EU

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI EU

Từ năm 1995 đến nay, trao đổi thương mại của Việt Nam với các nước thành viên EU tăng hàng năm khoảng 15 - 20% và EU đã trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Theo số liệu của Eurostat (xin lưu ý: vì nhiều lý do, số liệu của EU khác rất nhiều so với số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam), trong 5 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 3,4 tỷ Euro, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2007, nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 1,4 tỷ Euro, giảm 6,9%. Như vậy, Việt Nam xuất siêu 2,0 tỷ Euro.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU 4 tháng đầu năm 2008 đứng thứ 5 trong khối ASEAN, sau Thái Lan (5,531 tỉ Euro), Malaysia (5,497 tỉ Euro), Singapore (5,329 tỉ Euro), Indonesia (4,348 tỉ Euro).

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang EU gồm: giày dép, dệt may, cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ...

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU trong 5 tháng đầu năm 2008, theo Eurostat:
 


Đơn vị: triệu Euro

 

Mặt hàng

Mã số

5 tháng 2007

5 tháng 2008

So sánh %

Giày dép

64011010 – 64SSS999

836,1

814,3

-2,6

Dệt may

61011010 – 63SSS999

445,8

470,6

+5,6

Cà phê các loại

09011100 – 0901S071

347,7

368,4

+6

Gỗ và sản phẩm nội thất từ gỗ

44011000 – 44SSS999 và 94016900 - 94039030

278,6

314,7

+13

Thuỷ sản

3011010 – 30SSS999

205,2

227,2

+10,7

 

Ba mặt hàng có kim ngạch lớn nhất có mức tăng trưởng thấp (dệt may, cà phê) hoặc giảm (giày dép) đã có ảnh hưởng lớn đến mức tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam vào EU trong 5 tháng đầu năm 2008. Thuỷ sản có mức tăng trưởng khá, nhưng chỉ đứng thứ 5 về kim ngạch.

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ EU là máy móc thiết bị, sản phẩm điện tử, sắt thép, dược phẩm hóa chất…

Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam từ EU trong 5 tháng đầu năm 2008, theo Eurostat:

Đơn vị: triệu Euro

 Mặt hàng

Mã số

5 tháng 2007

5 tháng 2008

So sánh %

Máy móc, thiết bị công nghiệp

(84484900 – 84SSS999)

357,2

332,4

 - 6,9

Sản phẩm điện tử, linh kiện

(85011010 – 85SSS999)

187,1

164,8

- 12

Sắt thép, các kim loại khác

(72011011 – 83SSS999)

79,8

104,2

+ 30,6

Dược phẩm, thiết bị y tế

(30011010 - 30SSS999)

74,7

78,4

+ 4,9

Các sản phẩm hoá chất

(33011000 - 38SSS999)

49,1

55,6

 + 13,2


Hiện nay, 5 mặt hàng của Việt Nam đang bị EU áp thuế chống bán phá giá, là:

i.      Giày mũ da, từ 7/10/06 đến 7/10/08, mức thuế 10%;

ii.      Đèn huỳnh quang, từ 18/10/05 đến 18/10/08, mức thuế 66,1%;

iii.      Vòng khuyên kim loại, từ 5/12/04 đến 5/12/08, mức thuế 51,2% – 78,8%;

iv.      Xe đạp, từ 15/7/05 đến 15/7/2010, mức thuế 15,8 – 34,5%;

v.      Vít thép không gỉ, từ 20/11/05 đến 20/11/2010, mức thuế 7,7%.

Việc áp thuế chống bán phá giá đã gây ảnh hưởng rất tiêu cực tới xuất khẩu sang EU các mặt hàng này của Việt Nam. Trong thực tế, xe đạp Việt Nam đã hầu như vắng bóng trên thị trường EU và một số doanh nghiệp nhập khẩu giày mũ da của Việt Nam đã và đang chuyển nhập khẩu và gia công các mã giày bị áp thuế chống bán phá giá từ Việt Nam sang các nước khác, như Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Thái Lan, Campuchia...

Trong năm 2008, thuế chống bán phá giá đối với 3 mặt hàng đầu sẽ hết hiệu lực nhưng không loại trừ khả năng EC sẽ tiến hành rà soát cuối kỳ (trong thực tế EC đã rà soát khoảng 50% các biện pháp chống bán phá giá hết hạn).

Đối với đèn huỳnh quang và vòng khuyên kim loại, EU đã áp thuế chống bán phá giá hàng xuất xứ từ Trung Quốc từ trước nhưng sau đó do nhập khẩu hàng tương tự từ Việt Nam tăng nhiều, EU đã cho rằng hàng được chuyển tải hoặc chuyển sản xuất sang Việt Nam nên áp luôn thuế chống bán phá giá đối với hàng từ Việt Nam dù có kê khai là xuất xứ Việt Nam hay không. Việc EU có điều tra cuối kỳ 2 mặt hàng này hay không sẽ phụ thuộc vào quyết định của EC đối với hàng xuất xứ từ Trung Quốc. Trong trường hợp đèn huỳnh quang và vòng khuyên kim loại thực sự được sản xuất ở Việt Nam với những đặc tính khác hàng Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam có thể đề nghị EU xem xét cho phép nhập khẩu vào EU không bị áp thuế chống bán phá giá như trên.

Đối với vít thép, theo yêu cầu của Công ty Header Plan Co. Ltd. là công ty 100% vốn Đài Loan đầu tư tại tỉnh Đồng Nai, EC đã quyết định rà soát giữa kỳ việc áp thuế chống bán phá giá vít thép không gỉ xuất xứ Việt Nam. Trong quá trình EU điều tra trước đây, công ty Header Plan Co. Ltd. là công ty pháp nhân Việt Nam duy nhất đã hợp tác nhưng không được EU chấp nhận quy chế kinh tế thị trường cho doanh nghiệp.

Ngoài các mặt hàng đang bị áp thuế chống bán phá giá, nguy cơ bị kiện thương mại mới đối với hàng Việt Nam thời gian tới không cao, nhưng một số mặt hàng có thể sẽ phải đối đầu với một vài biện pháp được EU đề ra với lý do bảo vệ môi trường (cá di cư, đồ gỗ) hay vệ sinh an toàn thực phẩm...

Có thể đánh giá nguy cơ bị kiện thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu sang EU thời gian qua có kim ngạch và thị phần lớn như sau:

Hàng thuỷ, hải sản: tuy ít có nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá do EU thắt chặt nguồn cung nội địa, trong khi nhu cầu ngày càng cao, nhưng mặt hàng này luôn phải đối mặt với các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do EU vẫn có những dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực nghề cá cho một số nước Nam Âu, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và đang thảo luận về khả năng bỏ hạn ngạch và các hạn chế đánh bắt cá nên vẫn không thể loại trừ nguy cơ bị kiện thương mại.

Hàng giầy dép: Tuy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giầy mũ da (Mã 6403) chậm lại hoặc giảm sút do bị áp thuế chống bán phá giá nhưng vẫn có thị phần khá lớn nên vẫn là bị một vài hiệp hội sản xuất giầy châu Âu đòi tiếp tục áp thuế chống bán phá giá. Các mặt hàng giầy dép khác (Mã 6402 và 6404) tuy vẫn có thị phần lớn nhưng tỷ trọng trong tổng nhập khẩu của EU từ Việt Nam đã giảm là nguyên nhân để EU quyết định không cho Mục XII (chủ yếu là giầy dép) của Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP từ 1/1/2009.

Đồ gỗ: Mặt hàng ghế khung gỗ (64016900) tuy xuất khẩu giảm đôi chút nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu của EU (37%). Các mặt hàng đồ gỗ nội thất khác có tốc độ tăng trưởng cao là Mã 94036010 (tăng trưởng 15%, chiếm 8%) và Mã 94036090 (tăng trưởng 26%, chiếm 21%).  Như vậy, các mặt hàng đồ gỗ hiện có nguy cơ bị kiện thương mại cao nhất.

Thời gian qua hàng thực phẩm của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ và số lần các lô hàng bị đưa vào Hệ thống Cảnh báo nhanh đối với hàng thực phẩm và thức ăn gia súc của EU (RASFF) ngày càng giảm dần từ năm 2005. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2008 đã có 23 lần hàng Việt Nam bị cảnh báo (trong đó: 16 lần đối với hàng thủy sản và 7 lần đối với nông sản, thực phẩm) là mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2007. 

Lĩnh vực mà Việt Nam có khả năng thu hút FDI từ các nước EU tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp khai khoáng, xây dựng và các ngành dịch vụ. Tính đến hết năm 2007, EU có 1084 dự án với tổng vốn đăng ký 16,74 tỷ  USD, thực hiện 5,8 tỷ USD. Trong đó, Hà Lan dẫn đầu với 86 dự án tổng vốn đầu tư 2,6 tỷ USD, tiếp theo là Pháp 196 dự án với tổng vốn đăng ký 2,38 tỷ USD, Anh 99 dự án, tổng vốn đăng ký là 1,44 tỷ USD, Đức 99 dự án với tổng vốn đăng ký là 546 triệu USD.

Cho đến nay, nhiều tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam, như: BP (Anh), Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp - Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel, Comvik... Các tập đoàn ngân hàng, dịch vụ và bảo hiểm (như Prudential) cũng đang có thị phần lớn tại Việt Nam. Với ưu thế về công nghệ và vốn, các nhà đầu tư EU đã góp phần tích cực trong việc tạo ra một số ngành nghề và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao.

Hiện nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU qua trung gian vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Ðể tăng cường khả năng tiếp cận thị trường EU, các doanh nghiệp cần tìm cách tiếp cận hệ thống các nhà phân phối lớn đã được hình thành trên thị trường này hoặc từng bước xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam tại EU.

Các doanh nghiệp Việt Nam nên lựa chọn hướng đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới từ chính các nước EU và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm các nước EU công nhận. Ðối với các mặt hàng thời trang như giày dép, dệt may… cần chú trọng nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để đáp ứng xu hướng biến đổi nhanh về thị hiếu của người tiêu dùng EU hơn là chú trọng việc giảm giá.

Trong xu hướng thị trường EU đang gia tăng nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng chế biến cao, hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa về cơ cấu cho phù hợp. Các doanh nghiệp cần đổi mới tư duy theo hướng đáp ứng nhu cầu về hàng hóa của thị trường, tránh tình trạng chỉ bán những hàng hóa theo chủng loại và số lượng mà doanh nghiệp đang sản xuất mà không tranh thủ thời cơ đầu tư chiếm lĩnh thị trường khi có cơ hội hoặc khi khách hàng có nhu cầu.

Để thu hút khách du lịch từ EU, cần đẩy mạnh quảng bá qua Internet, băng đĩa, ấn phẩm, catalogue…; tăng cường hợp tác, trao đổi tour với các công ty du lịch chuyên nghiệp của EU; thường xuyên nghiên cứu và cung cấp kịp thời cho các công ty du lịch Việt Nam thông tin về thị hiếu, nhu cầu, sở thích của khách du lịch EU; đa dạng hoá các loại hình du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của du khách EU, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học hiện đại trong phục vụ (đặt vé, thanh toán điện tử…), liên kết chặt chẽ với các hãng vận chuyển (đường không, đường bộ) và các nhà cung cấp dịch vụ khác (khách sạn, nhà hàng, khu du lịch…) để giảm giá thành mà vẫn bảo đảm chất lượng dịch vụ…

 

(Nguồn: internet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Thị trường EU (1): Giới thiệu về thị trường EU
  • Một số quy định về xuất nhập khẩu của Kenya
  • Hàng trăm mặt hàng nhập từ Nhật Bản được miễn thuế
  • Cơ hội cho hàng Việt Nam tại Angiêri - Mở rộng thị trường bằng xúc tiến thương mại
  • Cần có Global Gap để xuất khẩu rau quả
  • Thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định VJEPA
  • Xử lý các vướng mắc về C/O
  • Doanh nghiệp cần biết: Tìm hiểu phương thức giao hàng tại kho Ngoại quan tại Argentina
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo