Thanh long của Việt Nam đã lên đường sang Hoa Kỳ, một tín hiệu lạc quan cho trái cây Việt Nam. Không những thế, các chuyên gia nông nghiệp Hoa Kỳ còn đặt vấn đề sẽ nhập khẩu 10 loại hoa quả của Việt Nam nếu chúng ta đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cần thiết. Vậy là, sau thanh long, nhiều chủng loại hoa quả khác, trong đó có nhãn đang đứng trước cơ hội tiếp cận thị trường lớn nhưng khó tính này.
Nhãn lồng Hưng Yên có thể xuất khẩu
Hưng Yên là tỉnh có đặc sản nhãn lồng nổi tiếng trong cả nước. Hiện, toàn tỉnh có 4.000ha nhãn tập trung, năm 2007, sản lượng đạt 40.000 tấn. Từ năm 2006 đến nay, nhãn liên tục được mùa, được giá. Tuy nhiên, nhãn Hưng Yên vẫn chủ yếu được tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu qua đường tiểu ngạch.
TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho biết: Các chuyên gia Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã đến viện làm việc và đặt vấn đề: Sau trái thanh long, Hoa Kỳ đang muốn nhập nhãn và chôm chôm của Việt Nam. Tuy nhiên, để vào thị trường Hoa Kỳ, hai loại trái cây này phải đạt chứng nhận Global GAP (chứng nhận toàn cầu về quy trình sản xuất an toàn và truy nguyên được nguồn gốc).
“Ngay bây giờ, các địa phương và HTX phải chủ động liên hệ với viện, đề nghị hỗ trợ thực hiện quy trình Global GAP. Việc đưa hai loại trái cây này vào Hoa Kỳ nhanh hay chậm là do nông dân quyết định. Đây là cơ hội “vàng” không phải lúc nào cũng có, nên cần nắm bắt ngay mới được”, TS. Châu nói.
Trong Hội nghị khách hàng mùa nhãn năm 2008 vừa được tổ chức, bà Doris Becker, cố vấn của Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Việt - Đức (GTZ), đơn vị giúp HTX nhãn lồng Hồng Nam (thị xã Hưng Yên) trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm khẳng định, nhãn lồng Hưng Yên có thể xuất khẩu. Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia khẳng định: “Những năm tới, nhãn lồng Hưng Yên sẽ có mặt trên thị trường thế giới. Để làm được điều này, tỉnh cần thành lập thêm nhiều HTX chuyên sản xuất kinh doanh nhãn làm ăn có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu để kéo dài thời gian thu hoạch nhãn từ 1 tháng như hiện nay lên 3 tháng”.
Tuy nhiên, muốn xuất khẩu nhãn sang thị trường Hoa Kỳ và thị trường châu âu, nhãn Hưng Yên phải có được chứng nhận châu âu (Eurep GAP) và chứng nhận toàn cầu (Global GAP) về canh tác nông nghiệp tốt, an toàn. Theo đó, muốn có được chứng nhận Global GAP, người trồng nhãn phải thoả mãn 141 yêu cầu và thực hiện đúng theo 236 điều kiện của quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản... mà Global GAP đặt ra.
Những vướng mắc cần tháo gỡ
Hưng Yên có vùng nhãn tập trung 4.000ha với một số giống đạt chất lượng cao như nhãn đường phèn, nhãn Hương Chi, nhãn cùi. Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cũng đã công nhận nhãn hiệu tập thể mang tên: “Nhãn lồng Hưng Yên, hương vị tiến vua”. Sản phẩm nhãn Hưng Yên cũng đã có mặt tại một số siêu thị trên cả nước. Người trồng nhãn ở đây bước đầu có tư duy sản xuất hàng hoá.
Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một số hộ nông dân được Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương hướng dẫn thực hiện sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP, chứ chưa nói đến chứng nhận Eurep GAP hay Global GAP. Còn lại đa số người dân vẫn chỉ chăm sóc, thu hoạch, bảo quản bằng kinh nghiệm truyền thống. “Mới có một HTX duy nhất ở Hưng Yên có cách trồng nhãn chuyên nghiệp là HTX nhãn lồng Hồng Nam, trong khi đó nhu cầu của thị trường rất cao”, ông Lâm cho biết. Đây chính là những khó khăn cần tháo gỡ để nhãn Hưng Yên có thể tiếp cận thị trường Hoa Kỳ.
Sản xuất nhãn hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGap
Từ đầu năm 2008 đến nay, người trồng nhãn ở Hưng Yên đã được Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương và Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên hướng dẫn trồng, chăm sóc, thu hoạch nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP. Chương trình được thực hiện tại 8 xã thuộc thị xã Hưng Yên và huyện Tiên Lữ.
Dưới đây là một số kỹ thuật cơ bản:
Vườn nhãn: Được trồng trên đất phù sa cổ, tầng canh tác tối thiểu 1m; lên luống cao hơn mặt vườn 30 – 50cm; có hệ thống thoát nước tốt; trồng trung bình 8 – 10 cây/sào Bắc Bộ (360m2), trồng thâm canh có thể lên 16 – 18 cây/sào.
Chăm sóc: Sử dụng các loại sản phẩm phân hữu cơ, phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh... để bón cho cây. Ngâm ủ hạt ngô, hạt đậu tương với lân, phân NPK... để tưới cho cây.
Phun thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình kỹ thuật, chủ yếu sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học, thuốc có thời gian cách ly ngắn để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lập sổ theo dõi, ghi chép nhật ký bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật... ở từng giai đoạn.
Cắt tỉa cành, tỉa quả để vừa đảm bảo năng suất, vừa đảm bảo chất lượng.
Trạng thái xuất siêu trong tháng 7 đã không thể kéo dài thêm. Trong nửa đầu tháng 8, cán cân thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam lại ghi nhận mức thâm hụt xấp xỉ 256 triệu USD, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan.
Ghi lại ý kiến của ông Yoshida Sakae, Giám đốc điều hành Văn phòng TPHCM của Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (Jetro), về cách thức làm ăn với người Nhật và thâm nhập thị trường Nhật tại hội thảo “Hội nhập kinh tế thế giới”, do Công ty Điện tử Minh Trân tổ chức tuần qua.
Hiện số lượng các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Hồi giáo còn quá ít, do các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển các sản phẩm đáp ứng yêu cầu.
Trung Quốc vẫn là một thị trường trọng điểm hàng đầu và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Với một thị trường tiềm năng lớn như vậy, DN VN sẽ có nhiều cơ hội để phát triển những mặt hàng chủ lực. Song, thị trường này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sau thảm hoạ động đất và sóng thần tháng 3-2011, nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản bị sụt giảm trong ngắn hạn, nhưng dự báo sẽ tăng mạnh đối với một số hàng hoá trong thời gian khoảng một năm sau đó.
Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Myanmar trân trọng giới thiệu Danh sách một số công ty của Myanmar chuyên nhập khẩu vật liệu xây dựng các loại
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển xin giới thiệu Danh sách doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội ngành công nghiệp dược phẩm Thụy Điển, LIF – Läkemedelindustriföreningen.
Cuba là một quần đảo có hơn 1600 đảo và cù lao, với tổng diện tích 110 860 km2. Nằm trong biển Ca-ri-bê, trước cửa vịnh Mếch-xích, cách Ba-ha-ma 140 km, Hai-tí 77 km, Florida (Mỹ) 180 km, Mexico 210 km, Jamaica 146 km. Đảo Cuba dài 1200 km và hẹp, chiều ngang rộng nhất là 210 km và hẹp nhất là 32 km.
1. Ngoại thương Năm 1989, trao đổi thương mại của Cuba với các nước với các nước châu Âu chủ yếu là với Liên xô cũ chiêm 87%. Hiện nay đã được đa dạng hóa sang các khu vực tính theo tỉ lệ % gồm châu Âu: 31,47, châu Á: 22,20, châu Mỹ: 43,77 và các khu vực còn lại: 2,56 (%).
Thương vụ VN tại Marốc xin giới thiệu danh sách một số công ty Marốc có nhu cầu nhập khẩu các dụng cụ đánh bắt cá của Việt Nam (lưới, phao, lưỡi câu...) để các DN trong nước tham khảo.
Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê xin giới thiệu 9 doanh nghiệp Chi Lê có nhu cầu nhập khẩu chè Việt Nam (Black Tea, Green Tea) và một số mặt hàng nông sản khác.
Khi kinh doanh tại các thành phố lớn ngày càng cạnh tranh gay gắt cùng nhu cầu tiêu dùng giảm, các đại gia điện máy đã mở cuộc "tiến quân" về tỉnh lẻ để “chiều” người dân ở quê.
Nhóm hàng điện tử viễn thông vẫn dẫn đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất và giá trị xuất khẩu thuộc hàng cao nhất. Tuy nhiên, hàm lượng FDI trong top 10 đã có sự sụt giảm đáng kể.
Tiểu thương tại đây hàng năm đều cam kết về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, không bán hàng lậu và hàng nhái. Tuy nhiên, phần lớn đều cho rằng điều này rất khó khả thi.
Cục thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 của thành phố đã tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 5,47% so với cùng tháng năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI đã tăng 1,22%, cao hơn gấp đôi mức tăng của năm 2013 (0,66%).
Hiện nay, cuộc xâm lấn của hàng giả đã khiến người ta phải nhìn nhận lại tiêu chí của sự xa xỉ và khiến nhà chức trách các nước trên thế giới đau đầu tìm cách dẹp bỏ.
Thành tích xuất khẩu của Việt Nam lẽ ra sẽ còn cao và hiệu quả hơn nữa nếu quản lý nhà nước khắc phục được những hạn chế về cơ sở hạ tầng, tệ tham nhũng, tính khó tiên liệu của chính sách, và tạo giá trị gia tăng cho hàng hoá.
Bằng nhiều cách, hàng hóa Thái Lan đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và trong tương lai không xa có thể là một thách thức lớn cho hàng Việt.
Giá cá trên thị trường toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại do Trung Quốc có nhu cầu ngày càng lớn đối với những loại hải sản cao cấp như cá ngừ và hàu, trong khi sản lượng đánh bắt có chiều hướng giảm sút.
Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá bán lẻ ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực hấp dẫn nhất. Dù không như đồn đoán ban đầu các tập đoàn lớn sẽ tràn vào nuốt chửng thị trường Việt Nam, nhưng chỉ nhìn vào tốc độ mở rộng của Big C, Metro, Lotte... vừa qua cho thấy sức ép cạnh tranh đang nóng lên từng ngày.
Lại tương tự giá thuốc, giá thực phẩm chức năng cũng đang “nhảy múa thoải mái” khi giá mua vào với giá bán ra chênh nhau tới cả chục lần! Thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh mẽ. Nhưng các quy định về quản lý thực phẩm chức năng đang tỏ ra quá lạc hậu. Phần quản lý giá của mặt hàng này đang bị thả nổi hoàn toàn.
Tháng 4, nhập khẩu đạt con số 6,95 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng qua lên hơn 24,8 tỷ USD. Với kim ngạch xuất khẩu 4 tháng là 20,1 tỷ USD, như vậy, nhập siêu những tháng đầu năm đã lên khoảng 4,7 tỷ USD, tương đương với hơn 23% kim ngạch xuất khẩu. Với cách làm như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 20% trong năm nay là rất khó.
Mark Zimmeran – cựu cố vấn Chủ tịch Phòng thương mại của Mỹ ở Nhật Bản đã viết trong cuốn sách nổi tiếng “Làm ăn với người Nhật như thế nào” của ông: “việc nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc tâm lý người Nhật và cấu trúc xã hội của nước Nhật là cực kỳ cần thiết cho việc làm ăn có hiệu quả với người Nhật”.
Kim ngạch xuất khẩu quý I/2010 ước đạt 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ 2009. Kim ngạch nhập khẩu 3 tháng ước đạt 17,525 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu cần nhập khẩu tăng 35,3%; nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu dự báo tăng khoảng 60,2% và nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự phục hồi của kinh tế trong nước sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng, đặc biệt việc thực hiện giải ngân vốn FDI được dự báo tăng cao sẽ khiến nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động đầu tư, xây dựng và sản xuất cũng sẽ tiếp tục gia tăng mạnh. Dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 74,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2009.
Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) về nguyên tắc có hiệu lực từ 01/01/2010, có lộ trình cắt giảm tới gần 7.000 dòng thuế. Indonesia đã yêu cầu đàm phán lại với TQ về việc hoãn thực thi ACFTA. Việt Nam hầu như vẫn chưa có một bộ hàng rào kỹ thuật đầy đủ cho các ngành sản xuất trong nước. Mối lo nhập siêu gia tăng từ TQ và mối lo nhiều Doanh nghiệp VN mất thị trường nội địa là có cơ sở....
Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu năm 2009 ước tính lên tới 12,246 tỷ USD, con số này thấp hơn nhiều mức nhập siêu thực hiện lên tới 18,029 tỷ USD của năm 2008, nhưng tăng gần 250 triệu USD so với mục tiêu đề ra.
Để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong quá trình tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu với những tiêu chuẩn ngày càng ngặt nghèo mà thị trường đặt ra, thì Việt Nam còn nhiều việc phải làm...
Xuất khẩu khoảng 25% tổng sản lượng gạo hàng năm, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tụt dốc quá xa so với của Thái Lan trong thời gian qua, và những người nông dân vẫn không được hưởng lợi tương ứng với công sức của mình bỏ ra,....