Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủy đậu - bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Thủy đậu còn gọi là bệnh rạ, trái rạ hoặc bỏng rạ. Đây là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Tuy là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, nhưng thường diễn biến lành tính. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ hơn là người lớn. Trẻ dưới 6 tháng tuổi hiếm khi bị bệnh này (nhờ miễn dịch được thừa hưởng từ người mẹ qua nhau thai).

Thủy đậu có thể mắc lẻ tẻ hoặc bùng phát thành dịch, nhất là ở các cơ sở mẫu giáo hoặc trường học. Thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp. Một khi đã mắc phải thì tạo tính miễn dịch bền vững. Thời gian ủ bệnh thường là 2-3 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc thủy đậu. Đặc trưng của bệnh là phát ban đỏ nhẹ rồi nhanh chóng biến thành những mụn nước trên da hoặc niêm mạc. Các mụn nước này xuất hiện nhiều đợt, nên tại cùng một khu vực da có thể thấy những mụn nước có “lứa tuổi khác nhau”. Đây là đặc điểm điển hình để nhận biết thủy đậu so với những căn bệnh có biểu hiện tương tự khác.

Mụn nước thường có kích thước 3 - 10mm, dễ vỡ. Mụn nước ban đầu chứa dịch trong, sau đó thì hóa đục, khô lại và bong vảy trong vòng 2 - 3 ngày. Khi bong vảy, chỉ để lại những nốt thâm đen sau đó mất dần, chứ không để sẹo, trừ những trường hợp bị bội nhiễm.

Bệnh thủy đậu thường khởi phát như những trường hợp nhiễm siêu vi khác với các biểu hiện hay gặp là sốt, nhức đầu, sổ mũi. Sau đó ban đỏ xuất hiện ở trên lưng, bụng, mặt, tứ chi hoặc trên da đầu, rồi nhanh chóng biến thành mụn nước, ngứa ngáy, khó chịu. Có thể thấy mụn nước cả trên niêm mạc mắt, miệng. Các mụn nước trong miệng khi vỡ tạo thành các vết loét làm nuốt đau. Ở mắt có thể gây loét giác mạc. Đây là biến chứng nguy hiểm cần phải được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời tại tuyến chuyên khoa.

Biến chứng có thể gặp là bội nhiễm các mụn nước. Trường hợp này thì mụn nước hóa mủ và có khả năng để sẹo vĩnh viễn. Do vậy cần phải vệ sinh chân tay sạch sẽ và tránh gãi vào các mụn nước. Ở các trẻ còi xương, suy dinh dưỡng có thể có các biến chứng nặng nề hơn như viêm thận cấp, viêm phổi, viêm màng não, viêm não. Ở các bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticoide có thể gây thủy đậu chảy máu rất nặng nề,  dễ dẫn đến tử vong.

Cách ly bệnh nhân để tránh lây lan. Trẻ ở mẫu giáo hoặc học sinh cần được nghỉ học chăm sóc tại nhà hoặc bệnh viện, ít nhất đến khi không xuất hiện các mụn nước mới. Các trẻ chưa mắc thủy đậu, nếu có điều kiện nên tiêm phòng. Hiệu quả bảo vệ của vaccine đạt 85 - 95%. Như đã nói ở trên, trẻ em hay người lớn đã mắc bệnh thủy đậu không cần phải “can thiệp” gì nữa vì đã mắc bệnh và đã có miễn dịch bền vững suốt đời rồi.

(Theo Ths.Bs. MAI HỮU PHƯỚC/ĐN)

  • Mẹ ăn ít protein, con dễ cao huyết áp
  • Siro Davinmo - Tăng cường sức đề kháng bảo vệ sức khỏe bé yêu
  • 05 thực phẩm chức năng tốt cho bé yêu
  • Trẻ bị điếc, chữa càng sớm càng tốt
  • Vì sao trẻ hay bị nhiễm giun kim?
  • Thực phẩm 'bổ não' cho bé lên 3
  • Ảnh hưởng của tia X trên thai nhi
  • Uống sữa giảm nguy cơ mắc bệnh
  • Các hướng dẫn tăng cân với phụ nữ mang thai đôi
  • Ngủ đủ giấc giúp các bà mẹ giảm cân sau sinh
  • Trẻ ăn nhiều bơ sữa sẽ kéo dài tuổi thọ
  • Ăn sáng đủ dinh dưỡng, trẻ thông minh hơn
  • Trẻ bị đối xử nghiệt ngã có nguy cơ ung thư cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng