- Gỏi cá mai
Dịp Tết, trong nhà ai cũng bận rộn, chỉ có bố mẹ “đại diện” về quê ngày mồng một. Phải đến đầu tháng hai âm lịch, cả nhà mới về thăm quê. Như mọi năm, ngoại lại chống gậy ra tận đầu ngõ, cười tươi nhưng rồi ca cẩm, để dành nhiều thức ăn đón con, cháu trong mấy ngày Tết, chẳng ai chịu về. Về giờ, chỉ có… rau dưa. Mẹ cười bảo, cả tuổi thơ rau dưa, giờ ăn cơm rau dưa…vẫn ngon. Ngoại thôi ca cẩm, xuống bếp tự tay làm món đặc sản quê- gỏi cá mai.
- Thịt thủ ngâm chua
Thịt thủ, nếu có tai, mũi lợn càng ngon, được làm sạch, ngâm trong nước phen chua cho trắng rồi vớt ra rửa sạch, đem luộc chín, để nguội, thái miếng dài chừng 3 cm, thấm khô. Đun sôi hỗn hợp gồm muối, đường và dấm cho tan hết (nếm vị chua, ngọt, mặn vừa phải), để ấm, đập tỏi củ và ớt tưới vào, thả toàn bộ thịt thủ vào sao cho thịt ngập mặt nước, đậy nắp kín, chừng 3 ngày là ăn được.
- Cà tím xào
Quả cà tím được rửa sạch, bổ đôi theo chiều dọc, thái vát dày chừng 1 cm, đem ngâm vào nước muối một lúc cho khỏi thâm, sau đó vớt ra, để ráo. Phi thơm hành, tỏi, cho cà chua vào chảo đảo chín rồi tiếp đến cà tím. Nếm vừa mắm muối, chờ cà chín tới thì cho tiếp hành hoa, lá lốt, tía tô thái nhỏ, chờ chín tái gia vị thì bắc ra, ăn nóng. Món ăn có mùi thơm hấp dẫn của tía tô, lá lốt, miếng cà chín mềm nhưng vẫn giòn, đậm đà, vị ngọt của rau quả. Người thích ăn cay có thể cho thêm chút ớt bột vào nồi cà tím xào, ăn cũng rất thú vị.
- Lươn ruồng sả - món mới ở miền Tây
Lươn sống ở nước ngọt vùng nhiệt đới, tương tự cá chình. Chúng thường sống trong bùn đất, rơm cỏ hoại mục ngập nước của vùng châu thổ sông Cửu Long. Để đánh bắt lươn, người ta dùng khá nhiều cách, nhưng thông dụng và đạt nhiều hiệu quả vẫn là đặt trúm.
- Cốm dẹp ngào đường
Chuẩn bị chừng 0,5 kg cốm dẹp khô, xả lại nước lạnh cho sạch bụi, để ráo. Ép 300 g dừa lấy nước cốt và nước dảo 1, hoà lượng đường tương đương, đun nóng, thả cốm dẹp vào sao cho nước vừa sấp mặt cốm là vừa, đảo nhẹ tay trong 1-2 phút cho cốm nở đều, dẻo và sền sệt là được. Láng chút dầu ăn dưới đáy đĩa cho khỏi dính, đổ côm ra láng đều mặt, để thật nguội cắt ăn.
- Gà xốt chua ngọt
Chọn loại gà mái đã đẻ một lứa, nặng chừng 1-1,5 kg, số lượng con tùy theo lượng người ăn. Làm sạch gà, chặt miếng to vừa ăn, tẩm ướp với gia vị, gồm hành củ đập dập, bột canh (tuyệt đối không dùng nước mắm để tránh bị chảy nước và nồng mùi do chế biến lâu trên lửa) và tiêu bắc, để ngấm 30 phút
- Chân gà hầm
Làm sạch chân gà, xào qua với tỏi, ớt, xì dầu, bột súp cho ngấm. Sau khi tra nước dùng ngập phần chân gà, đun nhỏ lửa đến khi nước hầm sánh lại là được. Món này ăn kèm với nộm bắp cải rất ngon.
- Bánh khoai
Cách 1: Củ khoai lang gọt sạch vỏ, thái miếng mỏng to bản dọc củ khoai, ngâm trong nước pha muối một lúc cho khỏi thâm đen, sau đó được dìm ngập vào bát bột mì (có pha cả ít bột gạo tẻ, bột đao cho giòn bánh) pha sẵn với ít đường vừa độ sánh. Chảo mỡ nóng già, cho từng miếng khoai vào, rưới thêm ít bột bọc kín khoai, rắc lên ít vừng, rán vàng giòn là được.