- Cá bống sao - Đặc sản Cù Lao Dung
Cù Lao Dung là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng. Ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh 3 nằm cuối cù lao, là nơi tiếp giáp biển Đông. Dọc theo bờ biển là cánh rừng bần phòng hộ khổng lồ dài khoảng 300 km. Tham quan rừng bần bằng xuồng khi thủy triều lên, bạn sẽ được chiêm ngắm nét đẹp hoang sơ của thiên nhiên. Đặc biệt, bạn sẽ bắt gặp một vài lão nông dò dẫm thò tay vào bãi bùn ở những đoạn cát bồi bắt những chú cá nhỏ trong hang. Đó là cá bống sao - đặc sản xứ này.
- Món ăn cồi biên mai ở quần đảo Hải Tặc
Hình dáng con biên mai chỉ là hai miếng vỏ màu xanh đậm, đầy rêu ốp lại, đầu lớn, đuôi nhỏ giống như cái bắp chuối lá xiêm. Chúng có nhiều ở quần đảo Hải Tặc thuộc huyện Hà Tiên, trên những thềm đá ngầm với độ sâu khoảng 4-5 m. Đuôi của chúng dính cứng vào mặt đá, thân dựng đứng, dập dềnh, cứ mở miệng chờ rong rêu hoặc phiêu sinh vật tấp vào mà ngậm lại.
- Bánh ú tôm thịt
Tên gọi bánh là vậy, nhưng thực tế còn có sự hiện diện của đậu phộng, vì nếu thiếu loại hột này, bánh sẽ chẳng còn ý vị gì nữa. Để có được chiếc bánh ú tôm thịt, đầu tiên người ta chọn loại nếp ngon, thường là nếp mù u hột tròn ngà màu sữa đục để gói. Trước đó một đêm, đậu phộng hột ngâm nước lạnh cho nở mềm, sáng ra tách bỏ vỏ lụa. Lá chuối gói bánh phải là loại lá vun. Những tàu lá bự như vậy mới cho người ta gói được cái bánh khéo. Lá chuối phơi heo héo, dùng vải the lau sạch rồi lau lại lượt nữa bằng dầu ăn cho bóng trước khi gói, nhất là sau khi nấu, bánh không dính lá.
- Bánh canh cua đồng
Xưa kia, người dân quê châu thổ sông Cửu Long thường nấu bánh canh với tôm càng xanh. Để làm món này, các bà nội trợ lựa tôm sống lột bỏ vỏ, quết, băm nhỏ, hoặc dùng bản dao đập dẹp tôm rồi băm sơ, sau đó đem ướp gia vị cho thấm. Còn sợi bánh canh thì được làm từ loại bột gạo ngon cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Người nấu vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi. Bàn tay họ, nhất là bàn tay các cô thiếu nữ quê mùa mới đẹp làm sao, duyên dáng làm sao khi “thả” từng sợi bánh trắng ngà vào khoảng không gian đầy hơi nước nóng hổi ấy.
- Vọp nướng chông
Đây là một món ăn dân dã nhưng thuộc loại đặc sản của miệt biển. Ở những cánh rừng sác, rừng chồi ven biển, đất luôn cao ráo, hầu như đi không dính chân hoặc ít dính chân. Chính những nơi này đã sản sinh ra rất nhiều vọp, mà dân Duyên Hải (Trà Vinh) gọi là “vọp mánh”. Vọp mánh có hai loại: “vọp mánh lộ” và “vọp mánh chỉ”. Người ta gọi vọp mánh lộ vì tuy nằm dưới đất nhưng chúng vẫn để lộ một phần năm đến một phần ba một mặt bề vỏ, phần vỏ lộ này rất tiệp với màu đất phèn. Vọp mánh chỉ thì sống dưới mặt đất.
- Cá linh non nấu ngót
Hàng năm, vào mùa nước nổi, người dân miệt trên (An Giang), nơi “nửa năm đi trên mặt nước, sáu tháng đạp trên đất đồng khô”, bắt đầu được thưởng thức hương vị tuyệt vời từ Biển Hồ (Campuchia) ban tặng. Đó là cá linh non. Cá linh non nhỏ cỡ mút đũa, thân lấp lánh vảy bạc nằm khoe mình khắp các chợ nhỏ chợ to nơi đồng đất ngập nước lênh láng này.
- Sò huyết xào rau răm
Sò huyết là loại hải sản chế biến được nhiều món ăn như: nấu cháo, làm gỏi, xào chua ngọt, rang me... Nó có giá trị dinh dưỡng cao, bổ máu, ngoài ra còn chứa các chất khoáng như: canxi, sắt, vitamin A, B1, B2, PP, C... có tác dụng chữa bệnh, suy nhược cơ thể...
- Bộ sưu tập xúc xích
Xúc xích được biết đến như một loại thực phẩm chế biến từ thịt và cũng là một món ăn “tiện lợi” lâu đời nhất mà con người đã tạo ra trong quá trình lưu trữ thực phẩm