Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nét văn hóa "ngồi" đã bị biến thiên

 
Kiểu ngồi khó nhìn, gây phản cảm. (Ảnh: Nguồn Internet)

Từ xa xưa, không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta đã coi trọng cái "sự ngồi" và nâng lên thành một nét văn hóa.


Thế nhưng, nét văn hóa ấy đang ngày một "biến thiên" với muôn hình vạn trạng các kiểu ngồi "chẳng giống ai", gây phản cảm.

Các kiểu ngồi "dị ứng"

Quán nhậu X trên đường Nguyễn Khánh Toàn (Hà Nội), buổi trưa đông đúc khách. Giữa những tiếng chạm cốc chan chát, người ăn kẻ uống đủ các tư thế ngồi. Khi rượu đã “tây tây”, đàn ông có người ngồi xổm hẳn lên ghế, phụ nữ mặc váy thì chân… dạng hớ hênh.

Những cảnh tương tự như vậy diễn ra hàng ngày ở các nơi công cộng thản nhiên như không có gì.

Trong những quán ăn trên đường Giải Phóng, không ít chị húp phở xùm xụp mặc cho cái quần cạp trễ của mình như tụt xuống quá nửa… phơi ra trước mắt những người khách đang ăn ở đó.

Chị Linh, chủ một quán tâm sự: “nhiều khách vào ăn ở quán nhà mình có những kiểu ngồi rất thiếu văn hóa, nhắc thì mất khách, mang tiếng khó tính, nhưng không nhắc thì những khách khác nhìn vào rất khó chịu”.

Quanh bờ Hồ Gươm, nơi có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan nhưng người dân vẫn tự nhiên “phơi” kiểu ngồi “lạ”: Mặc quần đùi gác chân lên tay ghế khiến khách đi qua không dám nhìn…

Trong quán chè ở khu chợ Ngã Tư Sở, mấy teen đi sắm đồ rồi tạt vào. Để khoe chân, teen mặc váy rất ngắn, nhưng khi ăn chè lại không cẩn trọng chót để “mở vòng chân” khiến cho đám boy ngồi quán bên cười hô hố và góp lời bàn tán.

“Cuối tuần mình và bạn trai hay đưa nhau đi uống cà phê ở hồ, nhưng giờ rất sợ bạn trai mình phải “quay phim” ngoài chủ ý những cảnh “sốc” do tư thế ngồi của các teen” – bạn Hoàng Giang buồn bã tâm sự.

Không chỉ khi ngồi hớ hênh mới gây nên sự phản cảm, có những hoàn cảnh tư thế ngồi bình thường vẫn gây phản cảm.

Trên xe bus, việc ngồi nhiều khi cũng phải cười ra nước mắt. Xe chật, người chen chúc ngồi không đủ chỗ. Cụ già đứng kiễng chân để vừa tầm với tay vịn, người cụ đung đưa như lá gặp gió mỗi khi xe dừng, còn đám trai tráng thản nhiên ngồi bắt chân chữ ngũ ngay ghế bên cạnh.

Đi uống cà phê bờ hồ nhiều khi gặp phải hình ảnh “gây sốc” của các thiếu nữ mặc váy ngắn ngồi “hóng gió” rất “thoải mái” như xung quanh không có ai.

...Và văn hóa ngồi

Cổ xưa người Việt Nam đã có câu “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” để giáo dục con cháu luôn ý tứ khi ngồi. Bởi vậy cái ngồi được người xưa chú ý nhiều, nhất là phụ nữ.

Đại thi hào Nguyễn Du đã từng chê trách cách ngồi của kẻ vô học “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”.

Theo giáo sư Vũ Ngọc Khánh, văn hóa ngồi của Việt Nam rất đặc biệt. Ngồi có nhiều tư thế. Ngồi để tiếp khách thì phải tỏ ra trang trọng. Khi khách là cấp trên hay người cao tuổi hơn thì chủ nhà không được ngồi đối diện, và không ngồi ngang hàng. Còn khi ngồi với bạn bè, người thân thì tư thế thoải mái và khoan thai hơn nhưng vẫn tế nhị.

“Khi ngồi, người trẻ nhường chỗ cho người già và trẻ con, nam giới nhường chỗ cho phụ nữ”, ông nói thêm.

Người phụ nữ khi ngồi chiếu, hai chân chụm lại, cùng nghiêng về một hướng, còn đàn ông thì khoanh chân vòng tròn. Khi ngồi ghế, phụ nữ hai chân luôn phải khép kín.

Người Nhật Bản cầu kỳ hơn trong cách ngồi.

Ngồi kiểu seiza, trước tiên phải quỳ xuống sàn. Mu bàn chân áp xuống mặt sàn. Khi ngồi, hai đầu gối của nam giới có thể cách nhau, còn hai đầu gối của nữ giới thì khép vào. Có trường hợp quy định cụ thể rằng khi để hai đầu gối mở, thì độ mở bằng đúng hai nắm tay của người ngồi. Toàn bộ phần trên cơ thể đặt vào gót chân. Lưng thẳng khi không cần cúi người tỏ lòng cung kính hoặc chào.

Ngày nay, những người Nhật lớn tuổi hoặc người được rèn luyện có thể ngồi dễ dàng. Còn những người ở độ tuổi thanh thiếu niên, việc ngồi như vậy khó khăn hơn nên người Nhật đã tạo ra một thứ gối nhỏ để kẹp vào giữa hai chân và đặt phần trên của người lên gối thay vì lên gót chân. 

Dù ngồi kiểu Nhật Bản hay kiểu Việt Nam thì thông qua việc ngồi những người xung quanh có thể đánh giá được ý thức, tính cách của người ngồi. Vì thế, một việc tưởng như đơn giản đó là ngồi cũng cần học, cần chú ý để không gây phản cảm cho những người xung quanh./.

Thúy Mơ (Vietnam+)

 

  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân - Tại sao không?
  • Chuẩn bị tâm lý để đón... thất thường
  • Nam giới cũng mắc bệnh… “thiếu nữ gầy”
  • Đừng để chàng đoán tuổi qua bàn tay!
  • Phụ nữ đẹp nhất ở tuổi nào?
  • Tần số giao hợp
  • Làm thân với mẹ chồng tương lai
  • Blog - "Cõi sống" của dân đô thị thời nay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng