Ngay sau cuộc yêu, bạn cảm thấy trống trải và buồn le lói? Đó là lời than phiền của một số không ít trong chúng ta. Họ chia sẻ với bác sĩ tâm lý, với bạn thân cùng giới hoặc viết vào nhật ký.
Có điều gì đó chung giữa "gà trống" và phụ nữ?
Ảnh chỉ mang tính minh hoạ |
Trong xã hội hiện đại, mới đầu chúng ta nhầm tưởng đó là áp lực của nhịp sống căng thẳng, khủng hoảng kinh tế, dịch cúm…
Tuy nhiên, nếu lần giở lại một cuốn sách y học cổ đại, có thể tìm thấy một tuyên bố của bác sĩ Galen: “Sau khi giao hợp, tất cả các động vật đều buồn, trừ gà trống và phụ nữ”.
Có thể vào thời của Galen, ông chưa hiểu rõ tâm lý phái đẹp nên kết luận có phần hồ đồ, vì sau ông không ít nhà khoa học đã chứng minh được rằng tâm trạng buồn hẫng, trống rỗng xuất hiện ở cả hai giới sau khi đã cùng chạm tột đỉnh.
Những niềm chia sẻ
Một phụ nữ 30 tuổi đã chia sẻ thế này: “Sau mỗi lần quan hệ với chồng, thay vì hứng khởi tôi cảm thấy trống vắng và lo lắng. Không phải vì tôi không hài lòng về chồng mình, giữa chúng tôi cũng không có gì trục trặc. Tôi cảm thấy rất rõ mình đang dịch chuyển từ hoan cảm mê hoặc sang đáy cùng tuyệt vọng".
Một phụ nữ tuổi 35 sau khi ly dị đã nhớ lại: “Tôi từng có 3 năm hôn nhân hạnh phúc. Nhưng ngay trong giai đoạn đó, sau mỗi lần quan hệ tình dục với chồng, tôi bị rơi lẫn vào hai trạng thái lẫn lộn hôn mê và chán nản".
Một bí ẩn của thiên nhiên
Chúng ta chờ đợi ở tình dục cảm giác thư giãn và hạnh phúc.
Theo quy trình, trong trạng thái được kích thích, hormone hạnh phúc xuất hiện, các cơ bắp được thả lỏng xả hơi. Lý giải trên thuộc về quan điểm của các nhà sinh lý học.
Còn các nhà tâm lý học lạc vào một mớ bòng bong thiếu logic.
Về lý thuyết khi hai người đến với nhau một cách tự nguyện, tâm hồn và thể xác họ cởi mở và đón nhận, đáng nhẽ ra stress phải được giải tỏa, thế nhưng họ lại cảm thấy hoang hoải.
Khoa học dường như muốn trao nhiệm vụ giải mã này cho các nhà sinh lý học hơn là các chuyên gia tâm lý.
Bí ẩn này thuộc về thiên nhiên. Các nhà tình dục học đã gọi tên nó là poscoital blue - nỗi buồn sau khi gần gũi.
Tình trạng này giống như cảm giác nôn nao sau một bữa tiệc vui vẻ náo nhiệt. Tột khoái là một thay đổi mạnh mẽ và tích cực trong cơ thể, nhưng sau chạm tới đỉnh cơ thể buộc phải rơi xuống đường võng của đồ thị hình sin.
Ở góc độ hóa chất, trong lúc xảy ra tột khoái, kích hoạt vùng não sản sinh dopamine. Đây là một nội tiết tố xuất hiện khi chúng đang trong trạng thái vui vẻ và đang yêu.
Cũng trong thời gian phê đỉnh này, amygdala- là chất chi phối nỗi lo sợ- cũng giảm hẳn. Cộng thêm vào, thời điểm cao nhất của hoan cảm chúng ta vượt được qua cả ngưỡng đau đớn.
Nhiều trường hợp, người ta còn dùng cách kích thích điểm G để người bệnh mất cảm giác đau giống như được gây tê. Sau tíc tắc cháy sáng này, ngọn lửa hoan cảm lịm dần, hoạt động của amygdala tăng dần lên, cảm giác biết sợ dần trở lại với chúng ta.
Chính lúc này ta phải đối mặt với nỗi lo lắng tích cực, giống như nỗi lo tất yếu sau một bữa tiệc đình đám.
Hãy quẳng gánh lo này đi!
Nếu gặp phải trạng thái buồn sau khi gần gũi, bạn không nên suy luận quá. Rất nhiều người đã ngủ thiếp đi sau cuộc yêu mà không biết rằng mình vừa gặp một thoáng buồn le lói. Chúng ta chỉ phát hiện ra trong một lần bị mất ngủ tạm thời hoặc kéo dài.
Nhưng nếu đang trong thời kỳ stress, chúng ta cảm nhận trạng thái này sâu sắc hơn nữa và rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng nặng hơn.
Cũng tùy theo cơ thể, có người trải qua sự chuyển động của hormone một cách bình tĩnh, có người tiếp nhận một cách yếu đuối.
Nếu bạn nhạy cảm với sự dịch chuyển đó, thì cũng đừng vội than thở với bác sĩ. Hãy lắng nghe “nỗi buồn vô cớ” xem nó có xuất hiện đều theo quy luật không? Nếu đúng là quy luật bạn có thể quẳng gánh lo này được rồi.
(Theo Nhi Nhi // Người đẹp Việt Nam)