Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư?

Đã bao lần bạn nghe nói rằng ăn nhiều đường có thể gây ung thư, rằng bệnh nhân ung thư nên tránh dùng đường, hoặc đường là thực phẩm “khoái khẩu” của các tế bào ung thư? Sự thật là những thông tin này không hẳn là tin đồn, mà thực tế có nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa đường và nguy cơ gia tăng ung thư. Sau đây là tóm lược một số nghiên cứu đã được công bố về mối liên quan giữa nguy cơ ung thư và việc ăn nhiều đường.

1. Ung thư ruột kết - trực tràng

Nghiên cứu khoảng 40.000 phụ nữ Mỹ, do Đại học Harvard thực hiện, phát hiện những người ăn nhiều thực phẩm có chỉ số glycemic (GI) cao - GI cho biết tốc độ nồng độ đường trong máu gia tăng sau khi ăn – tăng gần gấp 3 lần nguy cơ mắc ung thư ruột kết – kết tràng trong tương lai so với những người ít tiêu thụ những thực phẩm này. “Chúng tôi phát hiện mối liên hệ rất rõ ràng và trực tiếp giữa thực phẩm có GI cao với nguy cơ ung thư ruột kết – trực tràng”, trưởng nhóm nghiên cứu Simin Liu kết luận.

Thông thường, thực phẩm chế biến từ ngũ cốc tinh chế và đường tinh luyện, như kẹo, bánh ngọt, bánh quy và thức ăn vặt nói chung đều có GI cao.

Một nghiên cứu khác ở Đại học Harvard cũng chứng minh đàn ông trung niên ăn nhiều thực phẩm có GI cao, tăng 32% nguy cơ phát bệnh ung thư ruột kết – trực tràng trong vòng 20 năm. Nghiên cứu, qui tụ hơn 50.000 nam giới, cho thấy ảnh hưởng trên có khuynh hướng rõ rệt hơn ở nam giới nặng ký.

2. Ung thư vú

Nghiên cứu sức khỏe phụ nữ (một công trình qui mô của Viện Quốc gia Sức khỏe Mỹ) cho thấy những người áp dụng chế độ ăn uống làm tăng lượng đường trong máu, có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn 135% so với bình thường trong 7 năm tham gia nghiên cứu.

3. Ung thư nội mạc tử cung

Công trình nghiên cứu sức khỏe phụ nữ ở bang Iowa (Mỹ), tiến hành đối với khoảng 23.000 phụ nữ mãn kinh, phát hiện những người theo đuổi chế độ ăn uống làm tăng lượng đường trong máu, có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung trong vòng 15 năm cao hơn 46% so với nhóm đối chứng.
 





Khoai tây, tàu hủ là hai trong số thực phẩm chứa ít đường nhất
 


Một nghiên cứu khác ở Italia được thực hiện với bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung cũng phát hiện những người áp dụng chế độ ăn uống nhiều đường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 110%.

4. Ung thư tuyến tụy

Một nghiên cứu theo dõi gần 90.000 phụ nữ Mỹ trong 18 năm chỉ ra rằng nguy cơ ung thư tuyến tụy tăng hơn 53% ở những người hấp thu nhiều thực phẩm có GI cao.

Một nghiên cứu chung kéo dài 7 năm giữa Viện Karolinska và Bệnh viện Trung ương (Thụy Điển) cũng cho kết quả tương tự. Đối tượng nghiên cứu là 78.000 nam, nữ nước này trong độ tuổi 45-83 chưa từng chẩn đoán mắc ung thư hoặc không có tiền sử bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều đường có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 69% so với nhóm dùng ít đường.

5. Ung thư tuyến tiền liệt

Những người áp dụng chế độ ăn uống có khả năng làm tăng lượng đường trong máu, có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt tăng hơn 57% so với bình thường. Đó là kết luận của các nhà khoa học Italia sau khi so sánh thói quen ăn uống giữa nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt ở độ tuổi từ 46 -74 với người có chế độ ăn tương tự nhưng không mắc bệnh.

6. Tất cả các dạng ung thư

Qua 10 năm theo dõi gần 1,3 triệu đàn ông và phụ nữ Hàn Quốc ở độ tuổi từ 30-95, các nhà khoa học Mỹ và Hàn Quốc nhận thấy những người có chỉ số đường huyết khi đói cao có nhiều khả năng tử vong do ung thư. Ở nam giới, mối liên quan được nhận thấy rõ nhất là với ung thư tuyến tụy, kế đến là ung thư thực quản, gan, ruột kết – trực tràng trong khi ở nữ là ung thư gan và cổ tử cung. Ngoài khả năng chết vì ung thư, người có đường huyết cao khi đói cũng có nguy cơ mắc ung thư cao hơn.

Một nghiên cứu khác do Đại học Umea (Thụy Điển) theo dõi gần 65 ngàn người trong thời gian 8 năm nhận thấy phụ nữ có chỉ số đường huyết càng cao càng có nguy cơ cao bị ung thư. Nhóm phụ nữ này cũng có khả năng bị ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú. Ngoài ra, với nồng độ đường huyết cao, cả nam và nữ đều có nguy cơ ung thư ở tuyến tụy, đường tiết niệu cũng như ung thư da ác tính.

Tại sao ung thư lại thích đường?

Nghiên cứu của Đại học Duke (Mỹ) chỉ ra một nguyên nhân giải thích vì sao các tế bào ung thư lại “khoái” đường. Về cơ bản, ở các tế bào khỏe mạnh, các yếu tố tăng trưởng điều chỉnh quá trình trao đổi chất và sự sinh tồn của các tế bào. Khi những yếu tố tăng trưởng này không còn thì quá trình trao đổi chất và việc dung nạp đường cũng mất theo và tế bào sẽ chết. Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện tế bào ung thư có khả năng duy trì quá trình trao đổi đường trong máu bằng cách sử dụng protein “Akt” có vai trò tăng cường quá trình trao đổi glucose. Cách này giúp ngăn quá trình tự hủy của tế bào, ngay cả khi không còn yếu tố tăng trưởng.

Theo như nghiên cứu trên, chúng ta có thể nói rằng đường nuôi sống tế bào ung thư. Trên thực tế đường nuôi dưỡng tất cả tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, điều này không phải hoàn toàn xấu. Có hai vấn đề chúng ta cần lưu ý là lượng và loại đường chúng ta tiêu thụ. Tiêu thụ quá nhiều đường khiến cơ thể sản xuất thừa insulin (nội tiết tố giữ vai trò chuyển hóa đường trong máu), và chính insulin kích thích sự phát triển của các tế bào, điều này tốt cho tế bào khỏe mạnh nhưng không tốt cho tế bào ung thư.

Điều quan trọng nữa là nên hạn chế đường tinh luyện. Các thực phẩm chế biến sẵn như nước giải khát, thức uống có đường, bánh kẹo, món tráng miệng và thực phẩm ăn liền đều chứa nhiều đường tinh luyện có thể khiến nồng độ insulin tăng vọt. Trong khi đó, đường tự nhiên có trong trái cây và rau quả an toàn và tốt cho sức khỏe hơn nhiều. Ngay cả nước ép trái cây tươi, mặc dù chứa nhiều đường, nhưng rất tốt cho sức khỏe.

Đường ăn cũng gây béo phì

Khi nồng độ insulin trong cơ thể tăng đột ngột thì lượng đường huyết có thể giảm đột ngột. Điều này có thể khiến cơ thể cảm thấy đói cồn cào, sau đó ăn nhiều hơn và cũng cảm thấy mau đói, và chu kỳ này cứ thế tiếp diễn. Hơn nữa, các loại thức ăn chứa nhiều đường (thức ăn vặt chẳng hạn) vốn thiếu dưỡng chất nên thường không có calorie. Khi nhu cầu dinh dưỡng không được đáp ứng, cơ thể phát đi tín hiệu thèm ăn, và điều này một lần nữa lý giải chứng ăn mệt nghỉ ở người béo phì.

Càng “nạp” nhiều đường tinh luyện, cơ thể càng mập nhưng cũng đồng thời có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Đây là một nghịch lý nguy hiểm với những ai hảo ngọt. Đường tinh luyện không có thành phần dưỡng chất quan trọng, có thể gây béo phì, sâu răng và làm tăng nguy cơ ung thư.

 

 


(Theo Cần Thơ)

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • “Túi trà” kỳ diệu giúp người đột quị nói trở lại
  • Uống rượu nhiều có thể gây loạn nhịp tim
  • Vị thuốc dân gian: Mộc nhĩ
  • Thiếu vitamin D làm tăng các bệnh tim mạch
  • Khó chịu trong phòng, trong xe mở máy lạnh, do đâu?
  • Ốc sên - vị thuốc trong y học
  • Chuyện ly kỳ quanh củ sâm 800 tuổi ở VN
  • Thịt gà - Vị thuốc bổ của người bệnh ung thư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng