Ở miền Nam, trong những ngày đầu năm, ngoài ngũ quả (mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung) mang ý nghĩa chỉ xin cho được "vừa đủ xài", còn có một quả cũng thường được dùng, đặc biệt trong các bữa ăn, đó là trái khổ qua (còn gọi là mướp đắng).
Khổ qua không đơn thuần là một loại quả chỉ dùng để nhồi thịt rồi nấu ăn như dân gian quen làm mà còn là vị thuốc rất quý. Từ rễ, dây, lá, hoa, quả đến hạt đều là những vị thuốc rất tốt.
Theo Đông y, khổ qua vị đắng, tính hàn, không độc. Khi dùng làm thuốc thường chọn quả vàng lục. Nếu dùng hạt thì lấy ở những quả chín, phơi khô. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là khổ qua dùng tươi có hiệu quả hơn là phơi khô.
* Một số đơn thuốc kinh nghiệm:
Trị trúng nắng phát sốt: Khổ qua sống 1 quả, khoét bỏ ruột, cho trà (chè) vào, phơi trong râm cho khô. Mỗi lần dùng 8-12g sắc uống thay nước trà.
Trị phiền nhiệt, miệng khô: Khổ qua bỏ ruột, thái ra, sắc uống.
Trị lỵ: Khổ qua tươi nghiền nát, ép lấy 1 bát nước cốt uống.
Trị mụn nhọt: Khổ qua tươi, nghiền nát, đắp bên ngoài da.
Trị vị khí đau: Khổ qua, cắt, ăn.
Trị rôm sảy: Lá khổ qua tươi, nấu lấy nước tắm, ngày 3-4 lần.
Trị đinh nhọt đau chịu không nổi: Lá khổ qua, thái nhỏ. Mỗi lần dùng 10g, uống với rượu nhạt, ngày 2-3 lần. Có thể dùng rễ khổ qua nghiền nát, hòa với mật, bôi.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, ăn khổ qua sẽ bị thổ tả, bụng đau.
* Khổ qua trong thực dưỡng:
Người dân
(Theo Báo Đồng Nai)